TC mob 414x207
26
13/04/2022 03:31:00 PM

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng: Vì sao nhiều vụ thương lượng xong… để đấy?

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã bộc lộ nhiều bất cập, nhất là khi các văn bản pháp luật khác được ban hành như: Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng dân sự, Luật Cạnh tranh 2018... khiến một số quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không còn phù hợp...

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do Bộ Công thương soạn thảo có 7 chương, 80 Điều, gồm: Những quy định chung; Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh; Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng…

So với Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi, sửa đổi 38 Điều và bổ sung mới 29 Điều. Các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào các nhóm nội dung chính, như: Hoàn thiện các quy định về hàng hóa có khuyết tật và thu hồi hàng hóa đó; Hoàn thiện các quy định liên quan đến cơ chế giải quyết tranh chấp; bổ sung quy định về vai trò hỗ trợ của cơ quan nhà nước, của tổ chức xã hội trong công tác giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh…

IMG-0269
 Ảnh minh hoạ (Quang Hùng)

Cụ thể, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi quy định, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp sản phẩm có khuyết tật do mình cung cấp, kể cả khi tổ chức, cá nhân đó không biết hoặc không có lỗi trong việc phát sinh khuyết tật, lỗi.

Phương thức giải quyết tranh chấp vẫn bao gồm: thương lượng, hòa giải, trong tài và tòa án. Tuy vậy, khác với Luật hiện hành, dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi đã bổ sung quy định: người tiêu dùng được yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội tham gia buổi thương lượng, hòa giải để khắc phục tình trạng yếu thế của người tiêu dùng.

Trường hợp các bên không tìm được tiếng nói chung trong các phương thức thương lượng, hòa giải, trọng tài, người tiêu dùng có thể khởi kiện ra tòa án và sẽ được áp dụng thủ tục rút gọn khi đáp ứng các điều kiện: Cá nhân là người tiêu dùng khởi kiện; chứng cứ rõ ràng; giá trị giao dịch dưới 100 triệu đồng.

Đặc biệt, Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi cũng bổ sung quy định: Tổ chức xã hội đại diện người tiêu dùng khởi kiện hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng không phải nộp tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Toà án.

Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì người tiêu dùng, tổ chức xã hội có quyền yêu cầu đến cơ quan quản lý nhà nước có liên quan để được xử lý theo quy định.

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đang được Bộ Công thương gửi xin ý kiến các Bộ, ngành và các địa phương. Dự thảo luật sẽ được gửi xin ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp trước khi trình ra Quốc hội xem xét, banh hành.

 Ảnh minh hoạ (Quang Hùng)

Dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đặt ra những quy định này để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng? Những quy định mới có giúp giảm thiểu thiệt hại cho người tiêu dùng nếu không may mua, sử dụng sản phẩm bị lỗi hoặc gặp khó trong việc yêu cầu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp bồi thường?

Phóng viên VOVGT có cuộc phỏng vấn ông Hồ Tùng Bách, Phó trưởng Phòng Bảo vệ người tiêu dùng, Cục Quản lý Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng, Bộ Công thương – đơn vị chủ trì soạn thảo Luật này:

PV: Thưa ông, tuy số lượng các vụ tranh chấp được giải quyết qua phương thức thương lượng tương đối nhiều, tuy nhiên, hiệu lực thi hành chưa cao, vậy dự thảo luật đưa ra các biện pháp nào để khắc phục?

- Ông Hồ Tùng Bách: Theo báo cáo, tỷ lệ thương lượng thành công rất cao, trên dưới 80 - 85%. Tuy nhiên, rất nhiều vụ việc sau khi thương lượng thành công xong thì nó vẫn chưa bảo đảm quyền lợi cơ bản của người tiêu dùng. Trên cơ sở nhìn nhận những vấn đề tồn tại cảu phương thức thương lượng, dự thảo luật quy định cụ thể hơn về thời gian, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc tiếp nhận và giải quyết yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng.

Dự thảo cũng quy định người tiêu dùng có quyền yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước hoặc các tổ chức xã hội, cụ thể là các Hội bảo vệ người tiêu dùng hỗ trợ trong quá trình tổ chức thương lượng với doanh nghiệp. Những quy định này để khắc phục được vị trí yếu thế của người tiêu dùng trong quá trình làm việc với doanh nghiệp.

PV: Trong trường hợp đến thời hạn mà doanh nghiệp vẫn không thực hiện thì xử lý trách nhiệm của doanh nghiệp như thế nào?

- Ông Hồ Tùng Bách: Dự thảo luật hiện tại bên cạnh giữ nguyên quy định thời hạn 7 ngày làm việc phải trả lời yêu cầu và thương lượng của người tiêu dùng, thì có một số nhóm quy định mới, ví dụ quy định doanh nghiệp phải xây dựng một quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người tiêu dùng, nêu rõ các bước giải quyết khiếu nại như nào, thời hạn của từng bước ra sao, sau đó đăng tải công khai quy trình này trên các phương tiện truyền thông của đơn vị, doanh nghiệp đấy.

Người tiêu dùng sẽ căn cứ theo quy trình như vậy để họ theo dõi, thực hiện luôn chức năng giám sát, xem doanh nghiệp có thực hiện đúng theo quy trình này hay không. Người tiêu dùng hoàn toàn có thể thu thập chứng cứ để phản ánh, khiếu nại và các cơ quan quản lý nhà nước.

PV: Bên cạnh việc thương lượng hòa giải thì phương thức sử dụng đến tòa án chưa được nhiều người tiêu dùng sử dụng. Dự thảo luật đề ra những quy định nào nhằm cải thiện tình trạng này?

- Ông Hồ Tùng Bách: Dự thảo luật đã quy định thủ tục đơn giản áp dụng riêng cho vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại Tòa án, khi đáp ứng một số điều kiện thì người tiêu dùng sẽ được ưu tiên áp dụng một số quy định, ví dụ như miễn tạm ứng án phí, miễn nghĩa vụ chứng minh lỗi, được áp dụng quy trình giải quyết rất nhanh gọn tại tòa.

Dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng cũng bổ sung một số quy định nhằm khuyến khích người tiêu dùng, các tổ chức xã hội sử dụng việc khởi kiện tại tòa. Ví dụ trước đây chỉ có người tiêu dùng được miễn nộp tạm ứng trong quá trình khởi kiện vụ án dân sự, thì nay các Hội bảo vệ người tiêu dùng cũng sẽ được miễn nộp tạm ứng án phí khi khởi kiện vụ án dân sự về bảo vệ người tiêu dùng.

Một quy định nữa trong dự thảo luật là tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng do tổ chức xã hội khởi kiện, trong trường hợp không xác định được đối tượng thụ hưởng thì sẽ được sử dụng chung cho công tác bảo vệ người tiêu dùng. Ví dụ có rất nhiều trường hợp khởi kiện tập thể mà không xác định được đối tượng người tiêu dùng chính xác thì số tiền trong vụ việc đấy sẽ được sử dụng chung cho hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

PV: Xin cảm ơn ông!

 Ảnh minh hoạ (Quang Hùng)

Những quy định mới tại dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã đáp ứng được nhu cầu bức thiết hiện nay? Những quy định mới tại dự thảo Luật nếu được ban hành, sẽ có những tác động xã hội như thế nào? Phóng viên VOVGT đã phỏng vấn ông Đinh Xuân Thảo, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

PV: Thưa ông, ông đánh giá như thế nào về tính cấp thiết của dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng sửa đổi?

- Ông Đinh Xuân Thảo: Trước hết, về cơ sở pháp lý, sau khi luật hiện hành ra đời, đặc biệt là có Hiến pháp 2013 và một loạt các luật khác có liên quan, nhất là Bộ luật Dân sự, Bộ luật tố tụng Dân sự, rồi một loạt các luật khác nữa, trong đó thể hiện quyền con người, quyền công dân được tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm thực hiện.

Đối chiếu lại với quy định của luật hiện hành về bảo vệ quyền của người tiêu dùng thì cũng còn nhiều bất cập. Đặc biệt, qua hơn một chục năm luật hiện hành thì còn nhiều hạn chế như: về mô hình hoạt động cũng như các nguồn lực thực thi luật cũng còn hạn chế, làm cho hiệu lực của luật này chưa cao. Cho nên việc phải sửa đổi Luật là rất cần thiết.

PV: Thực tế, số lượng tranh chấp được giải quyết các phương thức thương lượng, hòa giải tương đối lớn nhưng hiệu quả hiệu lực thi hành chưa cao. Theo dự thảo luật cần bổ sung quy định như thế nào nhằm cải thiện tình trạng này?

- Ông Đinh Xuân Thảo: Đúng như thế, có khi thương lượng, hòa giải rồi, ghi vào biên bản rồi, nhưng việc thực hiện cũng khó, rồi cơ sở để thực hiện việc bồi thường chẳng hạn thì cũng không có cơ sở vững chắc. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó, Luật sửa đổi lần này phải phân biệt rõ người tiêu dùng phản ánh thì như thế nào, có quyền yêu cầu đối với ai, trường hợp nào thì khiếu nại…

Phải quy định cụ thể hơn về cách tiếp nhận, giải quyết yêu cầu tại cơ quan Nhà nước, từ Trung ương đến địa phương, từ Bộ Công thương đến các tỉnh, xuống huyện như thế nào, thì cái này cũng phải quy định cho rõ và phải đủ lực lượng để thực thi, chứ còn hiện nay mảng này đang còn bỏ trống.

PV: Lâu nay. dù có quy định nhưng việc sử dụng phương thức giải quyết khiếu nại tại Tòa án chưa được nhiều người sử dụng. Theo ông dự thảo Luật bảo vệ người tiêu dùng sửa đổi lần này cần quy định cụ thể những gì?

- Ông Đinh Xuân Thảo: Cần quy định rõ hơn thẩm quyền của Tòa án, trình tự tố tụng dân sự, hình sự về giải quyết các vụ án vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng. Trong dự thảo mới quy định về trình tự, thủ tục để xử lý các vụ án dân sự liên quan đến vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng thôi, chứ về hình sự là chưa có quy định.

Tất nhiên đã hình sự thì theo Bộ luật hình sự, nhưng cũng phải đưa ra một nguyên tắc đến ngưỡng nào sẽ quy định xử lý hình sự và cũng phải dẫn chiếu tuân theo quy định, điều khoản nào của Bộ luật Hình sự để cho rõ. Muốn người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận thực hiện bảo vệ quyền của người ta thì bản thân luật này phải quy định cụ thể và các Luật có liên quan về lĩnh vực này cũng phải quy định cụ thể, rõ ràng và đầy đủ hơn.

PV: Xin cảm ơn ông!

Ảnh minh hoạ (Quang Hùng)

Chỉ riêng trong năm 2021, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã tiếp nhận hơn 13.000 cuộc gọi phản ánh của người tiêu dùng, tăng 17,6% so với năm 2020. Mặc dù có đến 80-85% vụ việc người tiêu dùng bị thiệt hại khi mua, bán, sử dụng sản phẩm không đảm bảo chất lượng đã đạt được thỏa thuận với cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất, cung cấp sản phẩm, song hiệu lực, hiệu quả của những thương lượng này chưa cao. Trong không ít trường hợp, tổ chức, doanh nghiệp cố tình phớt lờ việc bồi thương thiệt hại, khiến thiệt thòi luôn thuộc về người tiêu dùng.

Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng sửa đổi được cho là sẽ khắc phục được những bất cập này.

Bạn kỳ vọng gì vào dự luật này? Nếu được ban hành, các quy định mới của dự thảo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng sửa đổi sẽ góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng như thế nào?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công thương.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50, thứ Hai và thứ Tư hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Google Podcast.

 

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng
Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng
Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.
Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng
Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.
Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng
Quan trắc không khí: Có trạm "trắng" dữ liệu hàng tháng trời
Quan trắc không khí: Có trạm "trắng" dữ liệu hàng tháng trời
Một trong 5 mục tiêu thành phố đặt ra trong kế hoạch quản lý chất lượng không khí đến năm 2030 là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường không khí.
Quan trắc không khí: Có trạm "trắng" dữ liệu hàng tháng trời
Một trong 5 mục tiêu thành phố đặt ra trong kế hoạch quản lý chất lượng không khí đến năm 2030 là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường không khí.
Quan trắc không khí: Có trạm "trắng" dữ liệu hàng tháng trời
20.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch nhặt rác toàn quốc hưởng ứng Ngày Trái đất
20.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch nhặt rác toàn quốc hưởng ứng Ngày Trái đất
Nhằm hưởng ứng Ngày Trái đất 22/04, 20.000 các bạn tình nguyện viên của “Xanh Việt Nam” ra quân làm sạch các bãi rác bất hợp pháp, điểm nóng về rác thải, truyền cảm hứng sống xanh đến cộng đồng và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn.
20.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch nhặt rác toàn quốc hưởng ứng Ngày Trái đất
Nhằm hưởng ứng Ngày Trái đất 22/04, 20.000 các bạn tình nguyện viên của “Xanh Việt Nam” ra quân làm sạch các bãi rác bất hợp pháp, điểm nóng về rác thải, truyền cảm hứng sống xanh đến cộng đồng và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn.
20.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch nhặt rác toàn quốc hưởng ứng Ngày Trái đất
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió
Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió
Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet