TC mob 414x207
26
02/12/2022 11:36:00 AM

Bữa ăn học đường: Đừng chỉ là lý thuyết

Sau vụ ngộ độc thực phẩm tập thể khiến hơn 600 học sinh nhập viện cấp cứu và 1 học sinh tử vong tại trường Tiểu học Ischool vừa qua. Mới đây, 14 học sinh ở trường Tiểu học Nguyễn Trãi (TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) cũng có biểu hiện đau bụng, nôn ói sau khi uống sữa tại trường.

Những vụ việc này một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về thực trạng mất an toàn thực phẩm học đường hiện nay. TP.HCM làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm học đường? 

 

Có con đang học đang học bán trú tại 1 trường tiểu học ở TP. Thủ Đức, chị Huỳnh Thị Mai cảm thấy bất an khi thời gian qua xảy ra hàng hoạt học sinh bị ngộ độc tại bữa cơm ngay chính trong nhà trường.

Theo chị Mai, phía nhà trường luôn cho biết thực phẩm được ký từ đơn vị cung cấp uy tín nhưng thực phẩm đó có đảm bảo hay không thì cần cơ quan chức năng cao hơn kiểm soát vì phụ huynh chỉ nhìn bằng mắt thường, rất khó nắm bắt: “Nhà mình cũng có 2 bé đang học cấp tiểu học và ở bán trú nữa nên việc ăn uống cho các con ở trường thì lúc nào bố mẹ cũng quan tâm lo lắng hết. Và vừa rồi khi nghe vụ ngộ độc ở trường ischool Nha Trang thì thật sự bố mẹ lo lắng rất là nhiều. Ban đại diện hội PH cũng có ý kiến với nhà trường để đảm bảo ATTP bữa ăn ở trường. Mình cũng có dặn dò các con khi mà đến trường việc ăn uống cũng phải hết sức cẩn thận".

Tâm trạng giống chị Mai, chị Nguyễn Bích Hạnh (ngụ huyện Nhà Bè) cũng quan tâm đến tình hình bếp ăn tại nhà trường hiện nay. Hàng ngày, chị luôn dặn con trước khi ăn thì chụp lại bữa ăn để chị biết con ăn gì, có đảm bảo dinh dưỡng không.

Còn về các chỉ số an toàn thực phẩm thì phải kiểm tra, thậm chí xét nghiệm mới biết được nên nhiều khi lo nhưng chị không biết làm gì, chỉ trông trờ vào cơ quan quản lý cũng như ngành y tế tăng cường thanh tra, kiểm tra để đảm bảo an toàn cho học sinh".

“Mong là các trường học sẽ siết chặt, kiểm soát kỹ các vấn đề vệ sinh ATTP trong các bữa ăn của các bé để mà không xảy ra các vụ việc không may”, chị Hạnh nói.

Hồi chuông báo động về thực trạng mất an toàn thực phẩm học đường hiện nay

Hồi chuông báo động về thực trạng mất an toàn thực phẩm học đường hiện nay

Rõ ràng, cũng băn khoăn, trăn trở về bữa ăn bán trú của phụ huynh là hoàn toàn chính đáng. Thực tế, tại TP.HCM, Sở GD-ĐT và Ban Quản lý an toàn thực phẩm hằng năm đều tổ chức tập huấn công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho các trường.

Tuy nhiên, những lớp tập huấn này nặng về lý thuyết. Và đến khi hàng loạt vụ ngộ độc trên cả nước xảy ra, mới bắt đầu tăng cường giám sát.

Tại trường THPT Nguyễn Du (quận 10) cho biết, trường có đến 1600 học sinh nên vấn đề an toàn thực phẩm trường luôn đặt lên hàng đầu. Thầy Huỳnh Thanh Phú (Hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Du) cho biết, trường luôn kiểm tra căn tin có những biên bản lưu lại, kiểm tra nguồn nước dùng, kiểm tra thực phẩm: 

“Tất cả thức ăn trong căn tin bao nhiêu món đều phải lưu mẫu hết, để khi có sự cố xảy ra thì mình còn có cái mẫu để mình đưa qua bên bộ phận y tế người ta kiểm duyệt, xem coi ngộ độc đó là do nguyên nhân nào. Do đó, cái công tác lưu mẫu cũng là một công tác là bắt buộc..

Chúng ta làm thật kỹ để khi có sự cố xảy ra thì chúng ta có nguồn, có nguyên nhân để chúng ta đi tìm cái nguyên nhân để chữa trị cho kịp thời".

Vừa qua, UBND TP.HCM cũng có chỉ đạo ngành giáo dục lập các đoàn giám sát cơ sở giáo dục, đặc biệt là các trường tiểu học và mầm non trong việc rà soát để nắm tình hình thực hiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo đúng quy định.

Sở GD-ĐT TP.HCM và Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM cũng đã liên kết tổ chức các nội dung liên quan đến vấn đề kiểm tra đột xuất và có thành lập đoàn kiểm tra phối hợp với các đoàn ATTP để kiểm tra các đơn vị.

Trong đó, chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh thực hiện công tác giám sát việc chế biến cũng như giá thành bữa ăn hàng ngày trong nhà trường.

Chỉ đạo thủ trưởng của các đơn vị phải chịu trách nhiệm liên quan đến việc kiểm soát, đảm bảo nguồn thực phẩm trong các bếp ăn, nhà ăn đảm bảo đúng quy định có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Ông Hồ Tấn Minh - Chánh văn phòng Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM cho biết:

“TP.HCM có hơn 5000 cơ sở giáo dục tổ chức căn tin, bếp ăn tập thể nên công tác quản lý cũng còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, chúng tôi cũng có văn bản chỉ đạo, yêu cầu phòng GD quận huyện, các địa phương phối hợp trong công tác kiểm tra, giám sát để giảm thiểu những chuyện không may xảy ra”.

Theo bà Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM, nhà trường cần phải xem trọng chuyện thực phẩm an toàn để các bé khỏe mạnh cũng như việc dạy và học. Trước những nguy cơ luôn hiện hữu, các nhà trường cần coi công tác bảo đảm an toàn thực phẩm đối với bữa ăn bán trú ở trường học quan trọng không kém nhiệm vụ dạy và học.

Cùng với đó tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất bếp ăn trường học, đơn vị cung ứng nguồn thực phẩm hoặc suất ăn nấu sẵn để sớm phát hiện, ngăn chặn vi phạm, tránh tình trạng "mất bò mới lo làm chuồng".

"Đôi khi ở trường chỉ nghĩ quan trọng nhất là dạy và học nhưng quên mất điều kiện an toàn thực phẩm để các cháu khoẻ mạnh thì điều này cũng hết sức là quan trọng. Đối với trường học, chúng tôi cũng nâng chuẩn lên, thay vì chỉ yêu cầu truy xuất nguồn gốc rõ ràng thì chúng tôi yêu cầu thực phẩm đầu vào ở đây là các nông sản thực phẩm tươi sống phải xuất phát từ cơ sở đạt chuẩn trong ngành nông nghiệp hoặc đạt chuỗi thực phẩm an toàn của Ban quản lý ATTP", bà Phạm Khánh Phong Lan nói.

Học sinh ngán ngẩm vì thức ăn quá quen thuộc; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo

Học sinh ngán ngẩm vì thức ăn quá quen thuộc; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo

Câu chuyện phát triển một thế hệ măng non lớn lên cần hội tụ 2 điều cơ bản: trí tuệ - thể chất khỏe mạnh. Vì vậy, bên cạnh việc giảng dạy thì việc đảm bảo chất lượng bữa ăn trong trường học (nhất học sinh mầm non) là điều rất quan trọng.

Hãy cùng đến với góc nhìn của VOV Giao thông:Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học: Giám sát xử lý ngay các sai phạm

Hiện nay, ở các đô thị lớn đến vùng nông thôn, do đời sống kinh tế bớt khó khăn, nên đa phần ở nhà các bậc phụ huynh đều chăm chút đến bữa ăn của con cái.

Với mong muốn dành những gì tốt đẹp nhất cho con em của mình nên mỗi gia đình luôn cố gắng cải thiện chất lượng bữa ăn cho con em, trong đó có cả việc bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nói điều này để thấy, phụ huynh không thể nào giám sát toàn bộ quá trình ăn uống của con em tại trường vì yêu cầu này đã giao hết cho nhà trường. Trong khi ở trường học, Ban giám hiệu quan tâm, săn sóc các bữa ăn thực sự chất lượng và đảm bảo.

Ngược lại, nơi nào Ban Giám hiệu không quán xuyến,làm hết trách nhiệm của mình thì luôn xuất hiện tình trạng bữa ăn không đủ chất, thiếu đồ ăn thức uống; học sinh ngán ngẩm vì thức ăn quá quen thuộc; vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm không được đảm bảo.

Hậu quả là đã nhiều vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại trường, có học sinh đã bị tử vong. Chất lượng bữa ăn ở nhiều trường thì ngày càng đi xuống.

Học sinh về phản ánh với phụ huynh; phụ huynh vì tế nhị sợ ảnh hưởng đến con cái đang học hành nên đành im lặng; hoặc có phản ánh nhưng đều rơi vào im lặng. Ngay trong nhiều trường, một số giáo viên cũng bức xúc lên tiếng nhưng cũng không được giải quyết rốt ráo.

Tình trạng các đơn vị cung cấp thức ăn, nấu suất ăn tại các trường có học bán trú vi phạm về chất lượng, số lượng bữa ăn kể cả vệ sinh an toàn thực phẩm diễn ra ngày càng nhiều nhưng không ai quan tâm xử lý. Việc mua bán, nguồn gốc thực phẩm cũng cấp, phó mặc hoàn toàn cho đơn vị đấu thầu tự tung tự tác.

Đơn vị làm ăn đàng hoàng, chân chính còn lựa chọn thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc; đơn vị chụp giựt, thậm chí gian dối thì mua thực phẩm trôi nổi, mất vệ sinh để chế biến. Bữa ăn ở trường học vì thế ở nhiều nơi thực sự là nỗi ám ảnh với nhiều học sinh.

Đã đến lúc, việc kiểm tra, giám sát quy trình từ mua nguyên vật liệu đến khâu chế biến và bảo quản thức ăn ở trường học phải được làm chặt chẽ

Đã đến lúc, việc kiểm tra, giám sát quy trình từ mua nguyên vật liệu đến khâu chế biến và bảo quản thức ăn ở trường học phải được làm chặt chẽ

Lỗi, trách nhiệm đầu tiên của các sai phạm kể trên vẫn thuộc về Ban giám hiệu, lãnh đạo nhà trường. Nhiều nơi đã buông lỏng quản lý; để các cơ sở cung cấp qua mặt hoặc thiếu sâu sát trong kiểm tra, xử lý.

Chưa kể ở một vài nơi có biểu hiện “ lợi ích” trong đó. Khi có các tiếng nói phản biện, góp ý, phê bình thì bao biện và tìm mọi cách bỏ qua.

Cũng phải nhắc lại ở đây vai trò của Sở Giáo dục, Phòng giáo dục các quận, huyện dù ra được các văn bản, quy định nhưng lại thiếu giám sát để mặc lãnh đạo một số trường và đơn vị cung cấp áp đặt, dẫn đến những sai phạm.

Mặt khác các ngành chức năng thì cũng không vào cuộc mạnh mẽ khi có các sự cố xảy ra; thiếu kiên quyết trong xử lý để nỗi lo này tồn tại khá lâu.

Đã đến lúc, việc kiểm tra, giám sát quy trình từ mua nguyên vật liệu đến khâu chế biến và bảo quản thức ăn ở trường học phải được làm chặt chẽ.

Ban Giám hiệu nhà trường có tránh nhiệm chính trong các khâu này. Đơn vị cung cấp nào không đáp ứng yêu cầu hoặc vi phạm phải bị xử lý và chấm dứt hợp đồng.

Các giáo viên, phụ huynh phát hiện ra các sai sót, các lỗi cần đồng lòng lên tiếng. Ngành giáo dục cấp trên có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng kiểm tra, nếu trường nào có sai phạm phải xử lý rốt ráo, không dây dưa hoặc xuề xòa cho qua.

Nhất là yêu cầu ban giám hiệu các trường mà cụ thể ở đây là hiệu trưởng báo cáo, đánh giá và đề xuất thường xuyên các vấn đề liên quan đến bữa ăn của học sinh nhà trường để có cơ sở xử lý.

Các đơn vị cung cấp các suất ăn trong trường học phải tâm niệm là đang đảm bảo sức khỏe cho hàng ngàn nhân sự cho tương lai đất nước. Làm ăn phải trung thực, rõ ràng, bảo đảm uy tín lâu dài cho đơn vị.

Vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học sẽ có những diễn biến, biến tướng ngày càng phức tạp; nếu không thường xuyên kiểm tra phát hiện các sai phạm để xử lý thích đáng, răn đe kịp thời sẽ còn để xảy ra những vụ việc đau lòng.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
Mới đây, Công ty Cổ phần Kết nối Thời trang - Faslink chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Công ty Singtex, đơn vị cung cấp vải sợi xanh tại Đài Loan (Trung Quốc) trong việc cung ứng dòng vải sợi S.Café® có chứng thực tại Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
Mới đây, Công ty Cổ phần Kết nối Thời trang - Faslink chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Công ty Singtex, đơn vị cung cấp vải sợi xanh tại Đài Loan (Trung Quốc) trong việc cung ứng dòng vải sợi S.Café® có chứng thực tại Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hãy quản, chứ đừng cấm
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet