TC mob 414x207
26
06/09/2022 03:47:28 AM

Chuyển đổi số: Vẫn bùng nhùng dữ liệu chung, dữ liệu riêng

Việc tồn tại hơn 40 triệu mũi tiêm phòng COVID-19 nhập và xác thực sai thông tin cho thấy, con đường chuyển đổi số vẫn còn rất gian nan. Chỉ riêng việc số hóa (là một khâu rất nhỏ trong chuyển đổi số), các bên vẫn đang hết sức lúng tùng để xây dựng được nền tảng dữ liệu quốc gia.

Những khó khăn, rào cản của quá trình này sẽ được chia sẻ qua góc nhìn của chính các bộ, ngành, người trong cuộc. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Anh L.T, một viên chức ở Hà Nội cho biết, anh vô cùng mệt mỏi khi năm nào cũng phải điền gần 10 loại giấy tờ, thủ tục liên quan tới thông tin cá nhân. Điều đáng chú ý là những thông tin này đều giống nhau, và đáng lẽ cần được lưu trữ, số hóa từ lâu rồi.

“Thông tin cá nhân hầu như không thay đổi, nhưng năm nào cũng phải khai lại, rất mất thời gian và bất cập”, anh L.T cho biết.

Trong khi đó, ông M.H, một công dân tại quận Cầu Giấy, Hà Nội chia sẻ, việc cấp tài khoản định danh điện tử cho người dân đã có thẻ CCCD gắn chíp vốn được xem là giảm thời gian, chi phí làm thủ tục hành chính, giúp thay thế nhiều loại giấy tờ. Tuy nhiên khi thực hiện thì phát sinh nhiều vấn đề vốn có thể giảm bớt từ trước đó.

Theo ông M.H:  “Tổ dân phố gọi ra làm mã số định danh điện tử, bảo là mang theo một số giấy tờ để tích hợp vào thẻ căn cước công dân, như bằng lái xe, sổ BHXH, thẻ BHYT. Thực tế thì đã có tích hợp thẻ BHYT vào căn cước công dân của rất nhiều người rồi. Tại sao các Bộ ngành không làm việc với nhau để lấy những số liệu đấy. Đỡ mất công người dân, đỡ mất công sức tiền của của Nhà nước và công sức của Công an”.

Theo các chuyên gia công nghệ, bản chất của chuyển đổi số là ứng dụng tổng thể, toàn diện công nghệ thông tin, công nghệ số hiện đại để tạo sự thay đổi tích cực cho mỗi ngành, giảm thời gian, tiết kiệm nhân lực.

Tuy nhiên, việc triển khai chuyển đổi số trong thực tế lại không hề dễ dàng, thậm chí gây khó cho chính người dân, những người lẽ ra phải được thụ hưởng lợi ích từ việc áp dụng “chuyển đổi số” .

Một ví dụ điển hình là sự bùng nổ “ma trận” các ứng dụng khai báo, quản lý sức khỏe liên quan Covid-19 trong 2 năm vừa qua. Người dân đã phải trải nghiệm sự khó chịu khi mỗi lần sử dụng 1 ứng dụng khai báo mới thì lại phải nhập lại thông tin.

Lý do bởi sự thiếu thống nhất, liên thông dữ liệu khi mỗi ứng dụng lại có cơ sở dữ liệu khác nhau. Ông Vũ Thế Bình - Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Hiệp hội Internet Việt Nam cho rằng, những trải nghiệm không dễ chịu đó đã không xảy ra nếu có sự quy hoạch, chiến lược về dữ liệu ngay từ đầu:  “Có thể tóm tắt có mấy bộ dữ liệu quan trọng, đầu tiên là dữ liệu dân cư, thứ hai là nhóm dữ liệu chống dịch, tiêm vắc xin, thứ ba là nhóm dữ liệu di chuyển. Nếu ta thiết kế tổng thể, quy hoạch từ đầu thì vẫn có thể có nhiều ứng dụng cùng hoạt động nhưng về sau mình dễ dàng tổng hợp, đồng bộ được từ các ứng dụng đó”.

Việc triển khai chuyển đổi số trong thực tế lại không hề dễ dàng, thậm chí gây khó cho chính người dân, những người lẽ ra phải được thụ hưởng lợi ích từ việc áp dụng “chuyển đổi số” (Ảnh minh họa)

Việc triển khai chuyển đổi số trong thực tế lại không hề dễ dàng, thậm chí gây khó cho chính người dân, những người lẽ ra phải được thụ hưởng lợi ích từ việc áp dụng “chuyển đổi số” (Ảnh minh họa)

Được biết, riêng với ngành y tế, hiện Bộ Y tế đã công bố chương trình chuyển đổi số y tế quốc gia. Trong đó, mục tiêu là thực hiện hồ sơ sức khỏe điện tử toàn dân, thực hiện chuyển đổi số trong khám chữa bệnh, sử dụng bệnh án điện tử thay bệnh án giấy.

Mặc dù vậy, chính ngành y tế cũng đang lường trước không ít khó khăn trên lộ trình chuyển đổi số. Ông Trần Quý Tường – Nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) chia sẻ: “Một là thể chế, văn bản quy phạm pháp luật chưa hoàn thiện, đồng bộ. Chúng ta thay đổi phương thức hoạt động thì cần quy định mới.

Thứ hai về tài chính. Bộ Y tế cần phối hợp Bộ tài chính xây dựng cơ chế giúp đưa giá thành CNTT vào giá dịch vụ y tế, hướng dẫn mục chi về CNTT.

Thứ ba là thay đổi tác phong, nề nếp làm việc. Chuyển từ môi trường giấy sang điện tử không đơn thuần là bỏ giấy bút mà phải thay cả quy trình”.

Ông Trần Quý Tường cũng nêu thực tế, khi đề cập tới thực hiện chuyển đổi số, cơ quan y tế của nhiều địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa còn khá là mơ hồ. Ví dụ, hầu hết các trạm y tế xã đã có phần mềm quản lý tổng thể trạm y tế xã, nhưng nhiều trạm lại sử dụng phần mềm khác nhau, thiếu kết nối dữ liệu, vô hình chung khiến công tác chuyển đổi số thiếu hiệu quả.

Đề cập khó khăn trong triển khai đề án 06 của Chính phủ về ứng dụng dữ liệu dân cư, Thượng tá Tô Anh Dũng – Phó Cục trưởng Cục C06- Bộ Công An cho biết, việc thành lập lực lượng thực hiện đề án 06 tại cấp huyện, cấp xã còn mang tính hính thức, chưa xác định rõ nhiệm vụ, phân công trách nhiệm; dữ liệu chưa đảm bảo, chưa đồng nhất khi đối chiếu so sánh thông tin với các Bộ ban ngành. Đặc biệt, việc triển khai các dịch vụ công ở các địa phương còn chậm.

“Qua kiểm tra thực tế, chúng tôi phát hiện có những địa phương, có những sở ngành chỉ có 1-2 dịch vụ công, còn lại toàn nhận hồ sơ giấy. Hồ sơ giấy tờ cần có của dịch vụ công còn rất nhiều, gây khó cho người dân. Người dân vừa phải kê khai điện tử, vừa phải viết ra giấy và đính kèm vào hồ sơ trực tuyến”, Thượng tá Tô Anh Dũng nói.

Được biết, sau khi tiếp nhận, xác thực dữ liệu thông tin tiêm chủng Covid-19, liên bộ Công an, Y tế, Thông tin Truyền thông đã xác định hơn 43 triệu mũi tiêm sai thông tin, cần “làm sạch” dữ liệu trong thời gian tới, ảnh hưởng tới tiến độ cấp hộ chiếu vắc xin cho những người đã tiêm.

Trong khi đó, ông Mai Liêm Trực, Nguyên Thứ trưởng Bộ Bưu chính Viễn thông cho rằng, dữ liệu là tài nguyên rất quan trọng, các bộ ngành cần có sự phối hợp để chấm dứt ngay tình trạng “cát cứ” dữ liệu nếu muốn việc chuyển đổi số thành công: “Lâu nay vẫn có tình trạng cát cứ dữ liệu, không theo chuẩn mực nhất định để liên thông kết nối, tạo sức mạnh cho nguồn dữ liệu chung quốc gia cũng như cho các doanh nghiệp để thay đổi mô hình sản xuất, mô hình kinh doanh và mô hình quản trị.

Đấy chính là hạn chế lớn nhất trong việc triển khai thành công hay không thành công công cuộc chuyển đổi số quốc gia. Nhưng hiện nay hành lang pháp lý chưa thuận lợi về cái này, chưa có luật về dữ liệu, cái này Chính phủ đã nói nhưng viện triển khai còn chậm”

Thực chất, chuyển đổi số cũng là một cuộc cách mạng về tư duy, mà ở đó, dữ liệu của các bộ, ngành phải được hiểu là một bộ phận cấu thành nên dữ liệu quốc gia (Ảnh minh họa: Lynda.com)

Thực chất, chuyển đổi số cũng là một cuộc cách mạng về tư duy, mà ở đó, dữ liệu của các bộ, ngành phải được hiểu là một bộ phận cấu thành nên dữ liệu quốc gia (Ảnh minh họa: Lynda.com)

Mơ hồ “dữ liệu anh”, “dữ liệu tôi”

Chính phủ điện tử là một mô hình Việt Nam đang hướng tới, trong đó, nền tảng là 6 cơ sở dữ liệu quốc gia, bao gồm: dữ liệu về dân cư; đất đai, đăng ký doanh nghiệp, thống kê dân số, tài chính, và bảo hiểm. Các dữ liệu lớn này khi xây dựng xong sẽ đảm bảo tính chất “chung và duy nhất”.

Hiện nay, vấn đề nóng nhất là dữ liệu quốc gia về dân cư, khi Bộ Công an đang đẩy nhanh tiến độ phủ căn cước công dân gắn chip và cấp mã định danh cá nhân. Đây là đầu mối của mọi dữ liệu. Có nó, người dân có thể hướng tới việc khám chữa bệnh bảo hiểm y tế, thực hiện chữ ký số, thực hiện giao dịch mà chỉ cần mang theo căn cước công dân, loại bỏ việc sử dụng các loại giấy tờ khác như hộ khẩu, hộ chiếu.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng dữ liệu quốc gia về dân cư (đề án 06), nhiều bộ ngành, địa phương lại coi đây chỉ là việc của riêng ngành Công an, có tâm lý chờ đợi ngành Công an gửi dữ liệu sang rồi sử dụng dữ liệu đó cho chuyên môn, lĩnh vực của mình. Trong khi thực tế, đây là Đề án của Chính phủ và cần sự tham gia tích cực của mọi cơ quan, ban ngành.

Còn với dữ liệu tiêm chủng COVID-19, trong quá trình xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm căn cứ cấp hộ chiếu vắc xin, ngành y tế cũng nhìn nhận thẳng vào những tồn tại, yếu kém khi khâu nhập thông tin tiêm chủng vẫn thiếu chính xác, bộ phận kỹ thuật phối hợp không tốt giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc sao lưu, đồng bộ và thống nhất format dữ liệu.

Người đứng đầu ngành y từng thẳng thắn chia sẻ, còn tình trạng cát cứ dữ liệu, còn tình trạng nội bộ mỗi ngành, địa phương có một bộ dữ liệu riêng với format riêng thì sẽ không bao giờ có được “dữ liệu lớn” (big data) phục vụ chuyển đổi số.

Không chỉ hờ hững với chuyển đổi số, một số lãnh đạo, cán bộ địa phương vẫn còn mù mờ về khái niệm. Chuyển đổi số không đơn thuần là số hóa dữ liệu, mà phải là tận dụng tiến bộ công nghệ để thúc đẩy hiệu quả ở mọi quy trình thực hiện.

Thực chất, chuyển đổi số cũng là một cuộc cách mạng về tư duy, mà ở đó, dữ liệu của các bộ, ngành phải được hiểu là một bộ phận cấu thành nên dữ liệu quốc gia.

Không có dữ liệu anh, dữ liệu tôi, không có dữ liệu chung, dữ liệu riêng, chỉ còn một khối dữ liệu thống nhất và duy nhất của quốc gia, bất cứ bộ ngành, doanh nghiệp nào cũng có thể truy cập tùy cấp độ để phục vụ lợi ích lớn hơn cả: Đó là lợi ích người dân, lợi ích của dân tộc, đất nước.

Quá trình chuyển đổi số cần những người trực tiếp triển khai vừa có tri thức, hiểu biết sâu về công nghệ thông tin, vừa phải thực sự tâm huyết vì việc chung. Chuyển đổi số không phải việc riêng của một bộ ngành nào đó, nó là công cuộc đòi hỏi mọi bộ ngành, địa phương xắn tay vào gánh vác.

Mọi tư duy kiểu “dữ liệu tôi xây dựng là của tôi” sẽ trở nên lạc lõng trong xu hướng chuyển đổi số hiện nay.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
Mới đây, Công ty Cổ phần Kết nối Thời trang - Faslink chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Công ty Singtex, đơn vị cung cấp vải sợi xanh tại Đài Loan (Trung Quốc) trong việc cung ứng dòng vải sợi S.Café® có chứng thực tại Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
Mới đây, Công ty Cổ phần Kết nối Thời trang - Faslink chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Công ty Singtex, đơn vị cung cấp vải sợi xanh tại Đài Loan (Trung Quốc) trong việc cung ứng dòng vải sợi S.Café® có chứng thực tại Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hãy quản, chứ đừng cấm
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet