TC mob 414x207
26
22/03/2023 03:41:00 PM

Cơ sở để tháo gỡ những điểm nóng đang tồn tại trong lĩnh vực đất đai

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký công điện của Chính phủ về việc tiếp tục kéo dài thời hạn tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã nhận được sự quan tâm sâu rộng của tất cả các tầng lớp nhân dân.

Đây được xem là một tín hiệu tích cực để hướng đến một cơ sở pháp lý vững chắc về đất đai nhằm tháo gỡ những điểm nóng đang tồn tại trong thời gian vừa qua.

 

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đánh giá là dự luật quan trọng, tác động đến nhiều lĩnh vực. Ảnh minh họa: TTXVN

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được đánh giá là dự luật quan trọng, tác động đến nhiều lĩnh vực. Ảnh minh họa: TTXVN

"Mong ước giờ Nhà nước làm sao cho công bằng. Trước kia về đây đổ ra bao nhiêu tiền bạc, xương máu thì phải đền bù cho xứng đáng mới đi được. Có chuyển đi đâu thì phải chuyển gần đây để con cháu tiện việc sinh hoạt, học hành. Chứ bám ở chỗ đất này cũng cực, khổ quá khổ".

"Lãnh đạo Thành phố cấp trên thành tâm. Đúng, nhưng cần những cán bộ cấp dưới tham mưu phải là người có tâm, có tầm, hết lòng phục vụ dân thì mới giải quyết được. Chứ bây giờ trên thành tâm nhưng ở dưới chính mình gây oan sai nhưng vẫn giữ cái sai, không muốn chỉnh sửa thì 1000 năm cũng không giải quyết được".

Trên đây là những tâm tư, bức xúc của những người dân bị thu hồi đất tại dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm mà chúng tôi ghi lại được trong suốt thời gian qua. Có thể nói, dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm được xem là tiêu biểu cho những bất cập, vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước và sử dụng Đất đai tại TP.HCM và nhiều tỉnh, thành khác trên cả nước.

Từ thực tiễn đó, Đảng, Nhà Nước và Quốc Hội đã chỉ đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi đối với mọi tầng lớp nhân dân, tổ chức chính trị xã hội trên cả nước trước khi trình Quốc hội thảo luận, ban hành.

Là người tham gia tích cực vào quá trình đóng góp ý kiến, luật gia Nguyễn Thanh Bình – nguyên giảng viên Học viện cán bộ TP.HCM cho rằng, dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần này có rất nhiều điểm mới, bám sát với thực tiễn và cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát triển đất nước:

"Đã đến lúc công khai, cho phép người sử dụng đất được quyền mua bán quyền sử dụng đất. Quyền sử dụng đất là hàng hóa tài sản thì được quyền lưu thông, mua bán thì các bên có thể thỏa thuận trên nguyên tắc thuận mua vừa bán, sẽ hạn chế được tình trạng kiện cáo. Khi đã có mức giá hợp lý mà người được bồi thường không chấp nhận thì nên có biện pháp cưỡng chế", luật gia Nguyễn Thanh Bình nói.

Một trong những nội dung nhận được nhiều sự quan tâm nhất trong dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) lần này chính là vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bởi đây là vấn đề tác động không nhỏ đến lợi ích của người dân.

Bà Bùi Thị An – Đại biểu Quốc hội khóa 13 bày tỏ: "Vì chuyện không biết quy hoạch, dân luôn luôn lo sợ mình có phải bị chuyển đi không, mình có bị thu hồi đất không?... và sinh ra tiêu cực, rồi đút lót, cái quan trọng nữa là mất cán bộ. Khi biết quy hoạch, người ta có thể giàu lên 100 tỷ sau một đêm. Do đó, việc quy hoạch không được công bố công khai đến người dân thì sẽ sinh ra rất nhiều hệ lụy. Vì thế, việc công bố công khai quy hoạch cần phải minh bạch cho nhân dân biết".

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được kỳ vọng sẽ giúp công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được kỳ vọng sẽ giúp công khai, minh bạch, bình đẳng trong giao đất, cho thuê đất. Ảnh: Pháp luật TP.HCM

Đối với một trong những nút thắt về quản lý, chuyển nhượng, thu hồi đất trong những năm qua là phương pháp xác định giá đất, Tiến sĩ Cấn Văn Lực – Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính – tiền tệ Quốc gia đề nghị: "Chúng tôi đề xuất nên có một lộ trình khoảng từ 3 đến 5 năm làm thí điểm, sau đó nhân rộng. Bắt đầu từ 2026, chúng ta mới có thể làm được câu chuyện giá đất toàn quốc sát với giá thị trường. Bởi vì, thông thường quốc tế còn mất từ 5 đến 10 năm để có số liệu, có thông tin, có phương pháp chuẩn. Ngoài ra, nên chuẩn hóa về quy trình để định giá đất".

Từ góc độ của một người quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, ông Phạm Chánh Trực – nguyên Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM cho rằng, nên sửa đổi điều 172 và 176 trong dự thảo Luật lần này: "Cho phép như vậy là quá lỏng lẻo, thiếu chiến lược lâu dài, không tính đến biến đổi khí hậu. Khi chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây, vật nuôi khác thì không tránh khỏi vấn nạn giải cứu nông sản. Cho phép lấy đất trồng lúa để chuyển đổi cây trồng để trồng cam, quýt, nhưng không thấy nói giới hạn nào cả thì người ta muốn làm gì cũng được".

Bà Ung Thị Xuân Hương – nguyên Chánh án Tòa án Nhân dân TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cho rằng, việc xây dựng và hoàn chỉnh Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cần tập trung vào yếu tố minh bạch, rõ ràng để đáp ứng nhu cầu phát triển ngày càng nhanh của xã hội:

"Xu hướng ta làm luật bây giờ là đảm bảo quyền cho người dân thực hiện nhưng cũng phải làm sao để cán bộ công chức trong phạm vi thực hiện quyền để đảm bảo quyền lợi của người dân nhưng công chức cũng phải thực hiện được nhiệm vụ của họ. Chứ bây giờ họ không dám thực hiện. Không dám thực hiện thì người dân lại đi khiếu nại, chính quyền lại phải đi xử lý", bà Ung Thị Xuân Hương cho biết.

Tính đến ngày 6/3/2023, đã có hơn 7800 lượt ý kiến góp ý đến từ 768 tổ chức, cá nhân vào các nội dung của dự thảo Luật Đất đai (chưa tính thống kê của các địa phương).

Thay mặt Chính phủ cũng như Bộ Tài nguyên môi trường – đơn vị được giao trách nhiệm chủ trì soạn thảo dự thảo Luật, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà bày tỏ: "Đây là đợt sinh hoạt chính trị hết sức rộng rãi. Qua đây, chúng ta cũng tuyên truyền, phổ biến được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong vấn đề quản lý đất đai thông qua Nghị quyết 18 vừa rồi được Trung ương đã ban hành. Tôi cho rằng là đây là một dịp để chúng ta thực hiện được hai mục tiêu, rất thắng lợi hai mục tiêu. Vấn đề còn lại có nghĩa là Quốc hội, Chính phủ cần phải nghiên cứu thế nào thật sự nghiêm túc, khoa học để lắng nghe, tổng hợp các ý kiến, phân tích được các ý kiến để nâng cao chất lượng dự thảo, tiếp tục trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới vào tháng 5 này".

Dù đánh giá cao công tác lấy ý kiến nhân dân cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này, tuy nhiên Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ lại cho rằng, công tác lấy ý kiến, tổng hợp ý kiến, giải trình cần được tổ chức thực chất hơn để đảm bảo hiệu quả khi Dự luật được thông qua: "Lấy ý kiến rất quan trọng rồi, nhưng không phải là lấy ý kiến cho có. Bây giờ ý kiến đóng góp chất lượng như thế rồi thì không phải là tổng hợp cho có. Từ đó làm thay đổi về chất lượng của dự án luật mà chúng ta đang làm. Đấy là vấn đề quan trọng. Các cơ quan phân vai có hết rồi, các đồng chí phải giám sát quá trình này một cách minh bạch, công khai, rõ ràng. Đồng chí nào làm tốt thì khen, làm dở thì nhắc nhở, làm sai thì phải phê bình, khiển trách vi phạm kỷ luật. Tinh thần phải rất khẩn trương".

25152128-dat-nen-binh-buong-becamex

Liên quan đến vấn đề này, góc nhìn VOV Giao thông qua bài bình luận: “Góp ý, tổng hợp, giải trình, hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai sửa đổi - xin đừng làm cho có, cho đủ”.

Sau 5 lần ban hành, sửa đổi (vào các năm 1988, 1993, 1998, 2003, 2013) thì Luật Đất đai đã cho thấy được vai trò hết sức quan trọng khi từng bước cụ thể hóa được điều 54 của Hiến pháp nước ta “đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước”.

Tuy nhiên, việc phải sửa đổi khá nhiều lần cũng phần nào bộc lộ những hạn chế nhất định của một trong những Bộ Luật quan trọng nhất của hệ thống pháp luật nước ta.

Trong các đợt lấy ý kiến vừa qua, đã có hàng ngàn ý kiến từ các tổ chức, cá nhân trên cả nước tham gia đóng góp cho dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này. Việc hầu hết các ý kiến tập trung nhiều vào các vấn đề nóng như thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư, xác định giá trị đất, tài sản hóa quyền sử dụng đất, minh bạch công khai quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất…

Điều này cho thấy được mức độ quan tâm, sự tập trung, tinh thần trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dành cho đất đai.

Đây sẽ là cơ sở quan trọng để bộ phận của đơn vị soạn thảo có thể tổng hợp và hoàn chỉnh tốt nhất sản phẩm cuối cùng trước khi trình Quốc hội thảo luận, thông qua trong thời gian tới. Tuy nhiên, đây cũng chính là thử thách không hề nhỏ đối với các bên liên quan nếu không muốn tái diễn tình trạng “Luật vừa ban hành đã lỗi thời” như giai đoạn trước.

Từ thực tiễn Quốc hội nước nhà là số lượng đại biểu quốc hội chuyên trách còn hạn chế, đa số là kiêm nhiệm, số lần họp làm việc chính thức không nhiều nên việc chuẩn bị các dự thảo Luật cần được chuẩn bị kỹ càng, tổng hợp đầy đủ, chặt chẽ trước khi trình, thảo luận và thông qua.

Với 1 công cụ pháp lý rất quan trọng chỉ sau Hiến pháp như Luật đất đai thì người dân cả nước mong chờ vào tinh thần tôn trọng, trung thực, khách quan, gạn đục khơi trong ngay từ khâu lấy ý kiến cho đến tổng hợp, giải trình.

Không chỉ vậy, quá trình triển khai không được bỏ sót bất kỳ một ý kiến đóng góp nào, bởi đó đều là tâm huyết, là trí tuệ của nhân dân. Quan trọng hơn nữa là cần loại bỏ bằng được những thủ thuật cài cắm lợi ích thông qua quá trình xây dựng chính sách.

Chưa bao giờ Luật Đất đai đứng trước đòi hỏi phải thay đổi nhiều như bây giờ. Và cũng chưa khi nào không khí vào cuộc đóng góp, xây dựng, sửa đổi Luật được sôi nổi, khẩn trương như hiện nay. Chính vì thế, việc tổ chức lấy ý kiến, tổng hợp, hoàn thiện dự thảo Luật không thể chỉ làm cho có, cho đủ. Bởi bất kỳ một thái độ hời hợt, tắc trách nào cũng sẽ khiến mọi công sức, nỗ lực của cả xã hội “đổ sông đổ biển”.

Rất cần một tinh thần trách nhiệm của các cấp, các ngành; của các tổ chức, cá nhân và các tầng lớp nhân dân đóng góp các ý kiến sôi nổi, xác đáng trên tinh thần tự nguyện, đúng vai; làm sáng tỏ các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đất đai bấy lâu nay.

Để Luật Đất đai sửa đổi sắp tới đây vừa chặt chẽ, khoa học lại sát với đời sống và có tầm nhìn dài hạn. Giải quyết tốt các tồn tại vốn có; đồng thời dẫn đường để đất đai thực sự là nguồn lực quý hiếm, giúp cho quốc gia, đất nước phát triển; người dân hưởng lợi tốt nhất các lợi ích trên từng mảnh đất của mình.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hãy quản, chứ đừng cấm
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet