popa
popa
26
05/12/2022 03:30:00 PM

Đã đến lúc phải thay đổi cơ chế quỹ bình ổn giá

Quỹ bình ổn giá trong thực tiễn đã giúp cho giá cả hàng hóa vận hành theo cơ chế thị trường, hạn chế những tác động xấu đến nền kinh tế và đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, việc sử dụng Quỹ bình ổn giá trong thời gian qua cũng cho thấy việc vận hành còn có những hạn chế...

40 NHÓM HÀNG HÓA, DỊCH VỤ

Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) gồm 8 chương, 72 điều, so với luật hiện hành đã bổ sung 3 chương về: quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan nhà nước; công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường; kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá.

Trong dự thảo luật, chính sách về danh mục hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá đề xuất giao thẩm quyền cho Chính phủ quy định chi tiết danh mục trên cơ sở các nguyên tắc được quy định tại luật nhằm tăng cường sự linh hoạt trong thực tiễn triển khai.

Trong tổng số 52 nhóm hàng hóa dịch vụ hiện hành, Chính phủ rà soát đưa ra khỏi Danh mục 14 loại và đề nghị bổ sung 2 loại hàng hóa, dịch vụ, gồm: Sách giáo khoa và hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh thực hiện đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các đơn vị, doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.

Như vậy, Danh mục ban hành kèm theo Luật sẽ gồm 40 nhóm hàng hóa, dịch vụ.

ảnh minh hoạ (moit.gov.vn)

ảnh minh hoạ (moit.gov.vn)

Về chính sách bình ổn giá, tại Điều 19 của Dự thảo Luật chỉ quy định nguyên tắc xác định danh mục hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá và giao Chính phủ quy định chi tiết để bảo đảm tính linh hoạt trong thực hiện; đồng thời tại Điều 20 đã cụ thể hóa dấu hiệu để nhận diện các trường hợp áp dụng bình ổn giá; quy định cơ chế để xử lý tình huống hàng hóa, dịch vụ cần bình ổn nhưng chưa có trong danh mục để áp dụng trong các trường hợp công bố tình trạng khẩn cấp, công bố dịch, thiệt hại do thiên tai.

So với Luật Giá năm 2012, các biện pháp bình ổn giá cơ bản được kế thừa, tuy nhiên, có điều chỉnh theo nội dung chính sách. Trong đó, đối với mặt hàng sách giáo khoa được Bộ Tài chính đánh giá là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân nên bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật.

Việc định giá mặt hàng này sẽ giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo định giá tối đa, các nhà xuất bản quyết định giá cụ thể. Cùng với đó, đề xuất chưa bỏ công cụ Quỹ bình ổn giá xăng dầu nhưng củng cố các cơ chế trong triển khai, tổ chức thực hiện nhằm tăng cường tính công khai, minh bạch trong việc sử dụng quỹ.

Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) vừa được thảo luận và lấy ý kiến tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Sau khi Quốc hội cho ý kiến, cơ quan soạn thảo sẽ tiếp thu và hoàn thiện trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

ảnh minh hoạ (vietnamplus.vn)

ảnh minh hoạ (vietnamplus.vn)

CẠNH TRANH BÌNH ĐẲNG HƠN, MINH BẠCH, RÕ RÀNG HƠN

Việc sửa đổi bổ sung Luật Giá, trong đó có những nội dung về tiêu chuẩn của hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá; các trường hợp và biện pháp bình ổn giá sẽ giúp công tác quản lý trở nên hiệu quả, minh bạch; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới ra sao?

Phóng viên VOV Giao thông trao đổi cùng PGS. TS Đặng Văn Thanh, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội về vấn đề này.

PV: Thưa ông, ông đánh giá những điểm nổi bật của dự thảo Luật Giá (sửa đổi) là gì?

PGS. TS Đặng Văn Thanh:  Sau 9 năm thi hành Luật Giá đến nay phát sinh khá nhiều tồn tại, hạn chế ngay trong bản thân Luật Giá cũng như mâu thuẫn giữa Luật Giá và các luật chuyên ngành. Hơn nữa, thực hiện hoạt động kinh tế của nước ta, quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng và chúng ta đang muốn tạo dựng các yếu tố của nền kinh tế thị trường để sớm hòa nhập với kinh tế thế giới.

Vì vậy, việc sửa đổi Luật Giá chính là để khắc phục, sửa chữa ngay những hạn chế để vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế để thế giới công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường đồng thời đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống luật pháp.

Luật Giá lần này có những chương mới về nội dung liên quan tới quản lý Nhà nước về giá, vấn đề thẩm định giá, quyền hạn của cơ quan Nhà nước về hoạt động quản lý cũng như điều tiết giá, việc thẩm định giá và kiểm tra chấp hành quy định của pháp luật về giá.

PV: Trong lần sửa đổi Luật Giá lần này, có ý kiến cho rằng, đã đến lúc cần thay đổi cơ chế quỹ bình ổn giá bằng các công cụ điều tiết giá khác hiệu quả hơn. Ông nhìn nhận ra sao về vấn đề này?

PGS. TS Đặng Văn Thanh: Việt Nam đã chuyển sang nền kinh tế thị trường được 30 năm rồi mà theo yêu cầu của nền kinh tế thị trường thì Nhà nước không quản lý nền kinh tế bằng biện pháp hành chính mà quản lý kinh tế bằng biện pháp kinh tế và luật pháp.

Cho nên việc hoàn thiện hệ thống luật pháp là cần thiết nhưng trong công tác quản lý nói chung và quản lý về giá nói riêng cần quản lý bằng biện pháp kinh tế, hạn chế sự can thiệp bằng các biện pháp hành chính của Nhà nước vào quản lý giá.

Vậy thì có nên để tồn tại quỹ bình ổn giá hay không, tôi cho rằng đứng ở góc độ quản lý Nhà nước giảm dần việc xây dựng các quỹ bình ổn giá. Thực chất biện pháp bình ổn giá có thời hạn là Nhà nước có can thiệp bằng biện pháp hành chính đối với hoạt động kinh tế nên tôi cho rằng đến lúc này nó không còn phù hợp.

Trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước không nên điều hành thông qua giá cơ sở hay giá tham chiếu mà vấn đề giá nên để thị trường và các doanh nghiệp tự quyết định để đảm bảo đúng tính chất của nền kinh tế và tạo điều kiện cho giá cả vận hành theo đúng quy luật kinh tế.

PV: Luật Giá (sửa đổi) với các nội dung về bình ổn giá, theo ông, nếu được thông qua sẽ có những tác động ra sao?

PGS. TS Đặng Văn Thanh: Nếu được thông qua, đầu tiên sẽ khắc phục tất cả những vướng mắc, tồn tại của chúng ta trong vấn đề quản lý và điều hành giá, nó tạo điều kiện để chúng ta xây dựng nền kinh tế thị trường đúng nghĩa, trên cơ sở đó đảm bảo môi trường kinh doanh, sự cạnh tranh bình đẳng hơn, minh bạch, rõ ràng hơn.

Chúng ta dần dần đưa quản lý giá vào nề nếp và trách nhiệm của các cơ quan từ Trung ương tới địa phương được phân định rõ ràng hơn, cụ thể hơn.

Cuối cùng là nó tạo cho hệ thống pháp luật của Việt Nam được hoàn thiện, thống nhất, từ đó tránh sự chồng chéo, mâu thuẫn giữa các luật và đây là luật mà tôi cho rằng nó tác động rất mạnh vào nền kinh tế thị trường, vào tính tự do kinh doanh, bình đẳng, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

ảnh minh hoạ (dangcongsan.vn)

ảnh minh hoạ (dangcongsan.vn)

LÀM RÕ HƠN CÁC TIÊU CHÍ LỰA CHỌN HÀNG HÓA BÌNH ỔN GIÁ

Phạm vi sửa đổi của Luật Giá lần này được đánh giá có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của nhiều ngành và liên quan đến nhiều Luật sẽ sửa đổi trong thời gian tới. Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Tiến Thỏa, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam về những đóng góp đối với Dự Luật này.

PV: Ông đánh giá thế nào về sự cần thiết sửa đổi Luật Giá với các nội dung về bình ổn giá trong bối cảnh hiện nay?

Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Trên cơ sở kế thừa nội dung của Luật Giá hiện hành thì Luật Giá sửa đổi, bổ sung sẽ xử lý kịp thời hơn yêu cầu của thực tiễn đặt ra nếu chúng ta cần phải bình ổn giá mặt hàng nào đó hoặc thay đổi danh mục mặt hàng bình ổn giá khi chúng ta chuyển từ Quốc hội ban hành sang giao trách nhiệm ấy cho Chính phủ;

Nó đáp ứng được nhu cầu bình ổn giá với những hàng hóa không thuộc danh mục bình ổn giá khi thị trường có những tác động bất lợi đến giá hàng hóa, dịch vụ và khi có các trường đột biến xảy ra như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh. Và với quy định mới, các ban ngành và các địa phương có điều kiện chủ động hơn trong việc áp dụng chương trình bình ổn giá thị trường với từng địa phương hoặc trên toàn quốc.

PV: Trong Dự thảo Luật Giá, có ý kiến cho rằng, ở lần sửa đổi này cần quy định chi tiết một số nguyên tắc, tiêu chí, điều kiện được bình ổn giá nhưng tránh can thiệp quá sâu vào thị trường. Quan điểm của ông thế nào về vấn đề này?

Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Tôi cho rằng đây là ý kiến đúng là ban soạn thảo cần tiếp thu. Nó quy định những nguyên tắc chung rồi chúng ta có những hướng dẫn cụ thể bởi Luật không thể bao quát hết được; nhưng những điểm chung đó phải tương đối cụ thể để tránh áp đặt trong quá trình thực hiện.

Việc quy định về danh mục hàng hóa dịch vụ hay nguồn lực của quỹ bình ổn giá thì ở Luật Giá hiện hành công bố luôn danh mục thuộc diện bình ổn giá để trên cơ sở đó các bộ ngành, địa phương chủ động và giám sát xã hội minh bạch hơn.

Đồng thời, có những tiêu chí quy định về hàng hóa bình ổn giá nhưng quy định hiện nay trong Dự thảo còn chung chung và khó tiên lượng, thiếu mốc để so sánh.

PV: Ngoài ra, theo ông dự án Luật Giá (sửa đổi) còn cần điều chỉnh, bổ sung nội dung gì liên quan tới các quy định về bình ổn giá?

Ông Nguyễn Tiến Thỏa: Theo tôi, ban soạn thảo xem xét, bổ sung nội dung: để đảm bảo tính minh bạch của pháp luật, cần giữ các quy định theo luật hiện hành như bình ổn giá với mặt bằng giá tức là chỉ số giá tiêu dùng.

Và công bố cụ thể các danh mục hàng hóa bình ổn giá và các nguồn lực để hình thành quỹ bình ổn giá; doanh nghiệp thực hiện bình ổn giá phải áp dụng các hình thức như đăng ký giá, kê khai giá đối với mặt hàng bình ổn giá khi Nhà nước thực hiện biện pháp bình ổn giá.

Còn những trường hợp đặc biệt thì Nhà nước mới sử dụng biện pháp giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá như Luật Giá hiện hành và dự thảo Luật Giá mới.

Bổ sung, làm rõ hơn các tiêu chí lựa chọn hàng hóa bình ổn giá là các mặt hàng thiết yếu như thiết yếu với sản xuất thì phải xác định nó tác động đến đâu, chiếm bao nhiêu % giá thành sản phẩm thì lựa chọn mới mang tính khách quan.

Còn đối với việc tác động toàn diện đến mục tiêu kinh tế, xã hội thì cũng là quy định chung chung, cần làm rõ và cần quy định tác động đó đi theo hướng nào và mức độ tác động là bao nhiêu.

PV: Vâng, xin cảm ơn ông!

ảnh minh hoạ (baochinhphu.vn)

ảnh minh hoạ (baochinhphu.vn)

Tại hội trường Quốc hội mới đây đã chỉ ra, việc quy định về quỹ bình ổn giá cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện, làm rõ ưu điểm, nhược điểm; xác định rõ trường hợp thành lập, điều kiện thành lập; việc thành lập quỹ cần có mục tiêu, thời hạn và giải thể quỹ khi hoàn thành mục tiêu. Riêng với Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, đa số ý kiến đề nghị cần phải đổi mới theo hướng, duy trì Quỹ bình ổn giá xăng dầu nên có thời hạn và thời điểm, tiến tới phải vận hành theo thị trường.

Bạn kỳ vọng gì vào dự thảo Luật Giá (sửa đổi) trong đó đề cập các nội dung về bình ổn giá? Nếu được ban hành, các quy định mới sẽ giúp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc hiện nay cũng như đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn thị trường ra sao?

Mời các bạn cùng chia sẻ ý kiến, đóng góp cho Dự thảo qua hotline 02437.91.91.91, qua fanpage VOVGT, hoặc có thể góp ý trực tiếp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính.

---

Đừng quên đón nghe và tương tác với “Dự thảo trên tay” lúc 15h30 đến 15h50 thứ Hai hàng tuần trên FM91, vovgiaothong.vn, hoặc trên các nền tảng Podcast dành cho di động: Spotify, Aple Podcast và Ggoogle Podcast.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường
Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường
Nhiều năm qua, môi trường xung quanh cơ sở thu gom tái chế phế liệu trú tại đường Phan Văn Bảy, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (TP.HCM) đoạn đối diện cơ sở Làng Ta Farm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo người dân, cơ sở này hoạt động không có giấy phép và xả thải trực tiếp ra môi trường.
Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường
Nhiều năm qua, môi trường xung quanh cơ sở thu gom tái chế phế liệu trú tại đường Phan Văn Bảy, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (TP.HCM) đoạn đối diện cơ sở Làng Ta Farm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo người dân, cơ sở này hoạt động không có giấy phép và xả thải trực tiếp ra môi trường.
Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?
Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch
Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch
Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.
Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch
Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.
Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet