popa
popa
26
12/11/2022 01:07:00 PM

Đấu giá biển số xe: Làm thế nào để thống nhất với quản lý phương tiện theo địa phương?

Tại chương trình Kỳ họp thứ 4, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết "Thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá".

Nhiều ý kiến vẫn băn khoăn làm thế nào để việc đấu giá biển số ô tô được thực hiện công khai, minh bạch, thu hút được nhiều người dân tham gia.

Đồng thời, không làm ảnh hưởng đến công tác quản lý phương tiện tại các địa phương hiện nay.

Đón nghe Diễn đàn 91 với chủ đề: “Đấu giá biển số xe: Làm thế nào để thống nhất với quản lý phương tiện theo địa phương?”, trực tiếp lúc 16h - 17h, thứ Bảy, ngày 12/11/2022 trên FM91 và vovgiaothong.vn

Với sự tham gia của các vị khách mời ông Phạm Văn Hòa - Ủy viên Ủy ban pháp luật Quốc hội và Đại tá Nguyễn Quang Nhật - Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT, Bộ Công an).

Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn với Diễn đàn 91 qua Hotline: 024.37.91.91.91 và qua Fanpage: VOV Giao Thông.

Trung bình mỗi tháng, Hà Nội và TP.HCM có khoảng 6.500 đến 6.900 ô tô đăng ký mới. Đấu giá biển số xe được xem là cách thức giúp khai thác có hiệu quả tài sản công từ kho số, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước và tạo cơ hội bình đẳng cho mọi người dân có thể được sở hữu biển số xe ưa thích một cách công khai, minh bạch.

Tuy vậy, cũng còn không ít băn khoăn quanh việc đấu giá biển số xe, nhất là khi trúng đấu giá một nơi nhưng lại đăng ký xe ở nơi khác.

Việc đấu giá cần tổ chức như thế nào để đạt mục tiêu mà vẫn đảm bảo thống nhất, không làm khó công tác quản lý biển số theo từng địa phương?

Ảnh minh họa: luatvietnam

Ảnh minh họa: luatvietnam

Biển số có phải là tài sản, có gắn liền với xe ô tô hay không?

Anh Dương Xuân Toản ở Mai Đình, Sóc Sơn, Hà Nội đã có hơn 10 năm trong nghề mua bán ô tô cũ cho biết, những chiếc ô tô có biển số đẹp bao giờ cũng được mua lại với giá cao hơn và dễ dàng bán lại. Mức chênh của ô tô có biển số đẹp cao hơn từ vài chục đến vài trăm triệu so với biển số thông thường.

Anh Toản cho rằng, nếu tổ chức đấu giá biển số xe ô tô sẽ đáp ứng được nhu cầu của những người mong muốn sở hữu một biển số đẹp, tuy nhiên, anh băn khoăn với việc người trúng đấu giá liệu có được giữ lại biển số khi thay đổi xe hay không:

"Như bây giờ anh đấu giá được biển số đẹp, anh đi xe ít tiền nhưng nay mai anh bán cái xe ít tiền đó đi, muốn giữ lại cái biển và mua cái xe khác và lấy cái biển ấy thì nơi đăng ký xe có tạo điều kiện cho sử dụng lại biển đó hay không".

Anh Cao Hồng Tư, Giám đốc bán hàng một hãng ô tô cũng chia sẻ, chiếc xe không thể đi cả đời mà chỉ vài năm là người ta có nhu cầu thay đổi; cộng thêm việc mọi người có thể tham gia đấu giá biển số và đăng ký phương tiện ở tất cả các địa phương thì bài toán quản lý phương tiện sẽ giải thế nào:

"Băn khoăn lớn nhất là chúng ta định nghĩa cái biển số là tài sản hay là công cụ quản lý giao thông. Nhóm đối tượng được tham gia được lựa chọn biển số đẹp và định nghĩa biển số đẹp là như thế nào, người thì bảo số 86 đẹp, người thì bảo số 88 mới đỉnh, vậy số nào sẽ được cho là đẹp".

Trong khi đó, anh Minh Tuấn ở Cầu Giấy, Hà Nội cho biết, anh chưa thấy quy định rõ để tránh việc người trúng đấu giá giữ lại biển số và mua bán trục lợi:

"Một người thì được đấu giá bao nhiêu biển số xe rồi một người trong bao lâu được đấu giá biển số tiếp theo để tránh những người có thể đầu cơ trục lợi, mua đi bán lại. Sau khi đấu giá xong thì biển số có gắn liền với chiếc xe như số khung số máy hay không".

Anh Quốc Huy, ở Hoàng Mai, Hà Nội bày tỏ băn khoăn cụ thể, theo dự thảo, người trúng đấu giá được giữ lại biển số khi chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế xe để đăng ký cho xe khác thuộc sở hữu của mình. Tuy nhiên, vẫn còn những điểm mà người dân chưa hiểu rõ:

"Giả dụ trong trường hợp chủ biển số qua đời thì cái biển số đó sẽ trở về quỹ biển số hay được tính để cho tặng, thừa kế như một tài sản gắn liền với chủ nhân, bởi đấu giá thì biển số có thể coi là tài sản với giá trị tương đối cao thì không rõ đã tính đến việc cho, tặng thừa kế chưa".

Anh Ngọc Trường thì lo lắng là theo Dự thảo, sau khi trúng đấu giá, người trúng có quyền đăng ký biển số tại nơi cư trú hoặc nơi trúng đấu giá ở bất cứ địa phương nào sẽ đưa đến những bất cập trong quản lý, kiểm tra phương tiện:

"Người ta không ở đấy mà người ta vẫn mua được thì sau này không may xảy ra sự cố thì phải truy tìm người đăng ký xe đó ở đâu rất là phức tạp, rồi giá biển ở Hà Nội mà 50 triệu chẳng hạn, ở Gia Lai chỉ 20 triệu mà khi đấu giá không phân biệt ở đâu thì tội gì phải đấu ở Hà Nội".

Hiện vẫn còn nhiều băn khoăn của người dân chủ yếu là: những số nào đạt tiêu chí là đẹp để mang ra đấu giá? Ai quyết định biển số nào là đẹp? Biển xe có nhất thiết phải gắn với xe không hay là chưa có xe ô tô cũng có thể tham gia đấu giá biển xe ô tô?

Ảnh minh họa: Nhà đầu tư

Ảnh minh họa: Nhà đầu tư

Làm sao để đấu giá hiệu quả, quản lý thuận lợi?

Thực tế cho thấy, nhu cầu về biển số xe đẹp của người dân là rất lớn, nhiều người sẵn sàng bỏ ra tiền tỉ để có biển số mà mình mong muốn. Và khi đã bỏ ra một số tiền lớn như vậy thì cũng cần quy định về quyền lợi của chủ biển số.

Theo GS, TS Võ Đại Lược, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, vấn đề là phải có cơ chế ngăn chặn tiêu cực, lạm dụng quy trình về vận hành cấp biển số để trục lợi; còn nếu khi người trúng thầu mua bán trên thị trường giá cao hơn, đó là nguyên tắc thị trường.

"Đấu giá số đẹp là hợp lý, nhưng đưa ra đấu phải công khai, minh bạch, phải có hội đồng đấu giá và những người tham gia phải được kiểm soát, nó phải thực sự là đấu giá như nhiều nước đã làm".

Đối với vấn đề sở hữu biển số sau trúng đấu giá, Thượng tá Nguyễn Văn Quỹ, Nguyên cán bộ Phòng CSGT, Công an TP Hà Nội, góp ý, trên cơ sở đấu giá, người trúng có quyền sử dụng và sở hữu. Sau khi phương tiện hết hạn lưu thông hoặc không có nhu cầu sử dụng phương tiện nữa, người trúng đấu giá có thể cho, tặng, bán biển số xe:

"Khi người ta hết tuổi hoặc không muốn điều khiển phương tiện nữa thì có thể cho, tặng biển số xe, pháp luật cần mở rộng như vậy để đảm bảo quyền và lợi ích của những người trúng đấu giá".

Quy định, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có thể đăng ký tham gia đấu giá ở tất cả các tỉnh, thành phố mà không phải nơi đăng ký thường trú, với lo ngại làm ảnh hưởng đến công tác quản lý phương tiện, xóa nhòa biện pháp quản lý theo địa phương.

Tuy nhiên, Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội cho rằng, cơ quan chức năng sẽ có giải pháp cụ thể cho vấn đề này:

"Với việc quản lý phương tiện bằng phương tiện kỹ thuật và liên thông dữ liệu, chúng ta có thể dễ dàng truy xuất được biển số xe đó mang tên ai, không phụ thuộc vào tỉnh thành, địa phương nên khi đưa ra dự thảo này, Cục CSGT đã tính đến các phương án hiệu quả để quản lý. Nếu cơ quan chuyên môn cho rằng quy định đó không ảnh hưởng gì tới công tác quản lý thì nội dung này có thể được chấp nhận, thông qua".

Trong khi đó, PGS.TS Hoàng Văn Cường, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho rằng, giá khởi điểm khi đấu giá biển số xe nên giao cho các địa phương tùy theo loại biển số, tùy theo sở thích mỗi khu vực, lúc đó họ có thể xác định mức giá khởi điểm khác nhau và không nên đưa vào trong luật mức giá cụ thể.

"Chúng ta không nên chỉ giới hạn việc chỉ có một quỹ những biển số nào cần được đưa ra đấu giá, mà có thể có những biển số cá nhân này không thích những cá nhân khác lại thích, vì vậy bên cạnh kho số mà ta gọi là đưa đấu giá thì còn lại nên cho người dân được quyền lựa chọn số và khi lựa chọn số thì người đó phải trả một lượng tiền".

Nhiều ý kiến góp ý, để tổ chức thực hiện đấu giá biển số xe thì phải hoàn thiện cơ sở pháp lý, những quy định đưa ra phải phù hợp với các quy định trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện hành của Việt Nam, đảm bảo quyền lợi của người trúng đấu giá, đảm bảo dễ dàng trong công tác quản lý hành chính, quản lý trật tự an toàn giao thông.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?
Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?
Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.
Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?
Hiện nay, tại nhiều khu vực, từ đô thị đến nông thôn, đâu đâu cũng dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát nơi công cộng. Tình trạng này không chỉ làm ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị mà còn tác động lớn đến cuộc sống của người dân.
Bãi rác tự phát: Bao giờ mới chấm dứt?
Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?
Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.
Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?
Một trong những nội dung đáng chú ý của dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ là việc quy định lực lượng chức năng có thể được thực hiện quyền truy đuổi để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm.
Có nên truy đuổi để ngăn chặn vi phạm giao thông?
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng
Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng
Mới đây, đã có đề xuất nghiên cứu xây dựng 3 tuyến tàu điện không ray chạy trên vành đai 3 và đại lộ Thăng Long để giải quyết ùn tắc giao thông ở Hà Nội. Tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của loại phương tiện này.
Từ đề xuất tàu điện không ray ở Hà Nội: Không khác gì BRT, phải có làn riêng
Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài
Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài
Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.
Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài
Hạn mặn là vấn đề được dự báo trước, thế nhưng các địa phương vẫn loay hoay trong công tác ứng phó, chủ động nguồn nước ngọt phục vụ cho dân sinh. Điều này đòi hỏi các địa phương cần phải có một kế hoạch lớn, dài hạn để thích ứng với tình trạng hạn hán hàng năm, không để người dân thiếu nước.
Đảm bảo nước sinh hoạt cho người dân vùng hạn: Cần những giải pháp lâu dài
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet