TC mob 414x207
26
19/02/2022 07:20:12 AM

Đề xuất tiêu chí hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

(PLVN) - Bộ Xây dựng vừa đưa ra Dự thảo Thông tư hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo theo Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 để lấy ý kiến của nhân dân.

Đề xuất tiêu chí hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Bốn tiêu chí để được xem xét hỗ trợ

Dự thảo Thông tư đưa ra 4 tiêu chí là điều kiện bắt buộc để các cơ quan chức năng quyết định hỗ trợ hỗ trợ nhà ở cho người dân. Thứ nhất, là hộ nghèo, hộ cận nghèo cư trú trên địa bàn huyện nghèo, được xác định tiêu chí nghèo theo Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27/01/2021 của Chính phủ về quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025, có trong danh sách hộ nghèo do UBND cấp xã quản lý tại thời điểm Quyết định số 90/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Quyết định số 90/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm. Thứ hai, hộ chưa có nhà ở hoặc đã có nhà ở nhưng nhà ở quá tạm bợ, hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sập đổ và không có khả năng tự cải thiện nhà ở.

Thứ ba, hộ chưa được hỗ trợ nhà ở từ các chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội khác. Thứ tư, trường hợp đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác thì phải thuộc các đối tượng sau: Nhà ở đã bị sập đổ hoặc hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ do thiên tai gây ra như: Bão, lũ, lụt, động đất, sạt lở đất, hỏa hoạn nhưng chưa có nguồn vốn để sửa chữa, xây dựng lại. Đã được hỗ trợ nhà ở theo các chương trình, chính sách hỗ trợ nhà ở khác có thời gian từ 10 năm trở lên tính đến thời điểm Quyết định số 90/QĐ-TTg có hiệu lực thi hành nhưng nay nhà ở đã hư hỏng, dột nát, có nguy cơ sụp đổ.

Về trình tự lập và phê duyệt danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà ở: Trưởng thôn tổ chức họp để phổ biến nội dung chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo đến các hộ dân; tổ chức bình xét, đề xuất danh sách các hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ về nhà ở trên cơ sở danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND cấp xã phê duyệt và quản lý theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Cuộc họp phải có đại diện tối thiểu 50% số hộ gia đình trong thôn và có sự tham gia của đại diện chính quyền cấp xã, đại diện Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

Việc bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, công bằng, minh bạch. Hộ được đưa vào danh sách đề nghị hỗ trợ phải được trên 50% số người tham dự cuộc họp đồng ý (theo hình thức biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín). Các thôn hướng dẫn các hộ dân có tên trong danh sách thuộc đối tượng của chính sách làm đơn đăng ký hỗ trợ và cam kết xây dựng nhà ở.

Hỗ trợ theo thứ tự ưu tiên

Theo Dự thảo, việc hỗ trợ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên như sau: Hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (già cả, neo đơn, tàn tật); Hộ gia đình thuộc vùng thường xuyên xảy ra thiên tai; Các hộ gia đình còn lại. Đối với những hộ có từ 2 ưu tiên trở lên thì chọn ưu tiên cao hơn.

Đối với các hộ gia đình có cùng mức độ ưu tiên, việc hỗ trợ được thực hiện trước theo thứ tự sau: Hộ gia đình có nhà ở hư hỏng, dột nát (làm bằng các vật liệu rẻ tiền, chất lượng thấp) có nguy cơ sập đổ, không đảm bảo an toàn; Hộ gia đình chưa có nhà ở (là hộ gia đình chưa có nhà ở riêng, hiện đang ở cùng bố mẹ, ở nhờ nhà của người khác, thuê nhà ở - trừ trường hợp được thuê nhà ở thuộc sở hữu nhà nước); Hộ gia đình có đông nhân khẩu.

Dự thảo Thông tư cũng nêu rõ yêu cầu về kỹ thuật và chất lượng nhà ở được hỗ trợ. Theo đó, UBND cấp tỉnh chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu thiết kế tối thiểu 03 mẫu nhà ở điển hình phù hợp với phong tục, tập quán của từng địa phương (kèm theo dự toán kinh phí, dự trù vật liệu chủ yếu). Các địa phương tổ chức giới thiệu các mẫu thiết kế để người dân tham khảo, lựa chọn. Tôn trọng nguyện vọng của người dân, không bắt buộc các hộ gia đình xây dựng nhà ở theo thiết kế mẫu. Tùy theo điều kiện cụ thể người dân có thể xây dựng theo kinh nghiệm, truyền thống, phù hợp với điều kiện kinh tế, sinh hoạt của gia đình, nhưng phải đảm bảo tiêu chí tối thiểu về diện tích, chất lượng theo quy định. Ngoài thiết kế mẫu, các địa phương có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp sửa chữa, nâng cấp nhà ở.

Nhà ở mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có, đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 (đối với những hộ độc thân không nơi nương tựa, có thể xây dựng nhà ở có diện tích sử dụng nhỏ hơn nhưng không thấp hơn 18m2). Nhà ở phải đảm bảo tiêu chuẩn “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng); tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Bất động sản
Vụ phân lô tách thửa sai quy định tại Củ Chi: Dấu hiệu thất thoát ngân sách Nhà nước
Vụ phân lô tách thửa sai quy định tại Củ Chi: Dấu hiệu thất thoát ngân sách Nhà nước
(PLVN) -  PLVN mới đây có bài viết về việc UBND huyện Củ Chi cho phép bà Nguyễn Thị Phước (SN 1959, ngụ 19 Nguyễn Văn Đậu, phường 5, Phú Nhuận, TP HCM) thực hiện đầu tư hạ tầng trên khu đất gồm các thửa 68, 69, 90, 91, 92, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 157, 158, 159, 160, 161, 162 tổng diện tích 40.869,78m2 (sau đây gọi là khu đất) tờ bản đồ 22 thuộc xã Tân Thạnh Tây có nhiều vi phạm.
Vụ phân lô tách thửa sai quy định tại Củ Chi: Dấu hiệu thất thoát ngân sách Nhà nước
(PLVN) -  PLVN mới đây có bài viết về việc UBND huyện Củ Chi cho phép bà Nguyễn Thị Phước (SN 1959, ngụ 19 Nguyễn Văn Đậu, phường 5, Phú Nhuận, TP HCM) thực hiện đầu tư hạ tầng trên khu đất gồm các thửa 68, 69, 90, 91, 92, 123, 124, 125, 126, 127, 128, 129, 130, 157, 158, 159, 160, 161, 162 tổng diện tích 40.869,78m2 (sau đây gọi là khu đất) tờ bản đồ 22 thuộc xã Tân Thạnh Tây có nhiều vi phạm.
Vụ phân lô tách thửa sai quy định tại Củ Chi: Dấu hiệu thất thoát ngân sách Nhà nước
Giải quyết thấu đáo những vấn đề 'tồn đọng' về đất đai do lịch sử để lại
Giải quyết thấu đáo những vấn đề 'tồn đọng' về đất đai do lịch sử để lại
(PLVN) - Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo giải quyết thấu đáo những vấn đề "tồn đọng" về đất đai do lịch sử để lại, nhất là tình trạng nhiều hộ gia đình đã nộp tiền sử dụng đất hàng chục năm nhưng chưa được giao đất, chưa được xây dựng nhà ở để ổn định cuộc sống.
Giải quyết thấu đáo những vấn đề 'tồn đọng' về đất đai do lịch sử để lại
(PLVN) - Trên cơ sở tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam kiến nghị Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo giải quyết thấu đáo những vấn đề "tồn đọng" về đất đai do lịch sử để lại, nhất là tình trạng nhiều hộ gia đình đã nộp tiền sử dụng đất hàng chục năm nhưng chưa được giao đất, chưa được xây dựng nhà ở để ổn định cuộc sống.
Giải quyết thấu đáo những vấn đề 'tồn đọng' về đất đai do lịch sử để lại
Phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ
Phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ
(PLVN) -  VKSND tỉnh Điện Biên đã phê chuẩn Quyết định khởi tố, Lệnh bắt tạm giam Trần Thị Vân, Giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ.
Phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ
(PLVN) -  VKSND tỉnh Điện Biên đã phê chuẩn Quyết định khởi tố, Lệnh bắt tạm giam Trần Thị Vân, Giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ.
Phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Trung tâm Quản lý đất đai TP Điện Biên Phủ
Vụ kiện đòi chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất
Vụ kiện đòi chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất
(PLVN) -  Năm 2016 ông Bình mất. Do ông Bình không có vợ con, bố mất trước đó, nên di sản để lại là khu đất hiện rơi vào cảnh bị một số bên kiện tụng.
Vụ kiện đòi chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất
(PLVN) -  Năm 2016 ông Bình mất. Do ông Bình không có vợ con, bố mất trước đó, nên di sản để lại là khu đất hiện rơi vào cảnh bị một số bên kiện tụng.
Vụ kiện đòi chấm dứt hành vi cản trở quyền sử dụng đất
34
35
35
36
37
37
chi tiet