popa
popa
26
30/08/2022 03:55:00 PM

Dẹp bến cóc xe dù: Các đô thị đang lúng túng hay lùng nhùng lợi ích?

Nạn “xe dù, bến cóc” không chỉ gây khó khăn, cạnh tranh không lành mạnh mà còn gây mất ATGT nghiêm trọng cho các đô thị. Mặc dù vậy, việc chấn chỉnh, dẹp bỏ tình trạng này vẫn là bài toán khó, khi các lực lượng chức năng chưa thể xử lý triệt để.

Đâu là nguyên nhân của tình trạng này? Do lúng túng, hay vì lùng nhùng lợi ích nhóm khiến việc xử lý thiếu hiệu quả?

Phản ánh đến VOVGT, đại diện lãnh đạo bến xe Bắc TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết, có thời điểm, riêng bến xe phía Bắc TP. Thanh Hóa có khoảng 100 lốt xe chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hóa, song hiện phần lớn các nhà xe đã bỏ bến. Chỉ riếng tháng 7 vừa qua, đã có 42 lốt xe chạy tuyến Thanh Hóa- Hà Nội bỏ bến, ra ngoài chạy dù, gây mất trật tự an toàn trên tuyến:

"Trước kia hàng trăm xe, bây giờ chỉ có vài xe, gây lộn xộn trong công tác quy hoạch giao thông, cạnh tranh không lành mạnh giữa các xe trong bến và doanh nghiệp bên ngoài. Doanh nghiệp đầu tư bến hàng mấy chục tỷ đồng nhưng không có xe vào hoạt động".

Ông Trần Minh Thành, Giám đốc bến xe Vinh (Nghê An) cũng cho biết, qua rà soát, đối chiếu với một số bến xe trên địa bàn Hà Nội cho thấy, có một lượng lớn doanh nghiệp vận tải bằng xe hợp đồng tuyến Hà Nội – Vinh chạy như xe khách tuyến cố định: "Xe hợp đồng có lợi thế hơn là đi sâu vào trong thành phố, người ta không thông qua bến bãi gì cả thì không công bằng với các xe chấp hành đúng quy định của pháp luật và gây mất trật tự giao thông trong khu vực nội thành".

Thông tin từ các bến xe tại Hà Nội cũng cho thấy, từ đầu năm đến nay, tình trạng nhà xe bỏ bến diễn ra khá phổ biến. Ông Nguyễn Tất Thành, Giám đốc bến xe Giáp Bát cho hay, trong khi bến có khoảng 1.200 phương tiện đăng ký hoạt động, nhưng hiện chỉ khoảng 600 lốt xe hoạt động mỗi ngày. Nhiều doanh nghiệp không đăng ký hoạt động tại bến Giáp Bát, những vẫn thường xuyên đón khách ngoài bến:

"Chúng tôi cũng tổ chức các cuộc họp, phối hợp với các lực lượng chức năng và cũng nêu rõ các phương tiện có hợp đồng nhưng bỏ bến, không có hợp đồng nhưng vẫn hoạt động xung quanh bến xe", ông Nguyễn Tất Thành cho biết.

Xe khách đón trả khách sai quy định trên đường Võ Văn Kiệt, huyện Đông Anh. Ảnh: Kinh tế đô thị

Xe khách đón trả khách sai quy định trên đường Võ Văn Kiệt, huyện Đông Anh. Ảnh: Kinh tế đô thị

Báo cáo do bến xe Nước Ngầm gửi tới Sở GTVT Hà Nội cũng cho thấy, có 95 phương tiện đã bỏ bến để chạy dù. Một số doanh nghiệp ngang nhiên lập điểm đón trả khách ngay trên đường Trần Thủ Độ, đường Ngọc Hồi và tập trung chủ yếu đi các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Đắc Lắc…

Trao đổi với VOVGT, trung tá Nguyễn Anh Tuấn, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 14, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội – nơi có các bến xe Giáp Bát và Nước Ngầm cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã xử lý gần 600 trường hợp xe khách vi phạm, chủ yếu tập trung vào lỗi dừng đỗ sai quy định, đón trả khách không đúng nơi quy định...

"Các nhà xe thường có các đối tượng “cò mồi” bám theo các tổ tuần tra kiểm soát để thông báo cho các nhà xe, để tránh né chỗ khác để dừng đỗ, đón trả khách. Do vậy thời gian tới chúng tôi sẽ phối hợp với tất cả các lực lượng như Thanh tra, Công an các quận huyện để xử lý triệt để các trường hợp này", Trung tá Anh Tuấn cho biết.

Thiếu tá Trần Quang Chinh, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 6, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cũng cho biết, từ đầu năm đến nay, đơn vị đã xử lý được hơn 1.000 trường hợp xe khách vi phạm, trong đó chủ yếu là các lỗi dừng đỗ sai quy định, mở cửa khi xe đang chạy, chạy dưới tốc độ tối thiểu…

"Các văn phòng xe hợp đồng, xe du lịch hiện tại là quá nhiều, vì vậy cần sự quản lý nhất định, quy định rõ ràng để xử lý các trường hợp trên, để tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, tránh việc bất chấp, bằng mọi cách để các nhà xe cố tình vi phạm, gây mất TTATGT", Thiếu tá Trần Quang Chinh nói.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Ông Nguyễn Văn Thanh, nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam cho rằng, tình trạng xe dù, bến cóc tồn tại nhiều năm nay, một phần bắt nguồn từ sự yếu kém trong công tác quản lý, phần khác do công tác xử lý chưa nghiêm.

Ông Than nói thêm: "Lực lượng hoạt động bến cóc xe dù thì liên kết, liên minh với nhau thành nhóm lợi ích và quy định của pháp luật chưa có gì đổi mới để quản lý được. Các cơ quan chức năng xử lý vi phạm thì chưa quyết liệt, chưa đến nơi đến chốn, thậm chí còn dung túng, chống lưng, bảo kê…"

Chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cũng cho rằng, quy định hiện hành có kẽ hở khá lớn đối với xe hợp đồng, khiến rất nhiều doanh nghiệp vận tải hành khách tuyến cố định cũng tìm cách chạy hợp đồng: "Thứ nhất là đỗ xe bến dù, có thể là quán nước thôi, một số nhà mà được mặc định giữa lái xe, đối tượng bảo kê, mà đối tượng bảo kê này có thể bao gồm cả chính quyền địa phương.

Thậm chí là bán theo giờ, mỗi xe được đỗ không quá 30 phút, đến giờ là phải xuất phát, mỗi tháng nộp 2 triệu chẳng hạn, thế là rất nhiều tiền".

Việc xử lý tình trạng này chưa triệt để, cùng với lúng túng của cơ quan quản lý càng khiến tình trạng xe dù, bến cóc có lý do để tồn tại. Ảnh: Báo Giao thông

Việc xử lý tình trạng này chưa triệt để, cùng với lúng túng của cơ quan quản lý càng khiến tình trạng xe dù, bến cóc có lý do để tồn tại. Ảnh: Báo Giao thông

Tình trạng “xe dù bến cóc” tồn tại dai dẳng và ngày càng công khai, gây mất trật tự an toàn giao thông khiến dư luận rất bức xúc. Việc xử lý tình trạng này chưa triệt để, cùng với lúng túng của cơ quan quản lý càng khiến tình trạng xe dù, bến cóc có lý do để tồn tại.

Đây cũng là góc nhìn của VOVGT qua bài bình luận: "Tỏ ra phức tạp".

 

Chỉ trong vòng 1 tháng, Bộ Giao thông vận tải liên tiếp 2 lần đề nghị Hà Nội có biện pháp dẹp xe dù bến cóc để đảm bảo công bằng cho vận tải khách tuyến cố định. Trong khi, TPHCM cũng ra quân dẹp xe dù bến cóc với lý do tương tự.

Vì sao phải đề nghị các đô thị làm việc này, trong khi họ đã nhiều lần thông tin về công tác xử lý? Đó như một động thái sốt ruột của bộ chuyên ngành, khi tình hình đang trở nên xấu đi nhiều mà địa phương vẫn đủng đỉnh hoặc làm chưa tới.

Sự sốt ruột của Bộ Giao thông là đương nhiên. Bởi cứ sau mỗi lần báo chí phản ánh, dư luận lên tiếng, các lực lượng lại rốt ráo vào cuộc. Hoặc, thỉnh thoảng vẫn có những kế hoạch của CSGT, thanh tra giao thông, cả công khai lẫn mật phục để phát hiện, xử lý các xe chạy “rùa”, xe chạy “dù” ở quanh bến xe hay các tuyến đường nội thị. Nhưng rồi, đâu vẫn hoàn đó.

Điều đáng nói, chiêu thức vi phạm không có gì tinh vi. Đến người đi đường cũng rất dễ nhận ra, dễ bắt gặp. Hàng loạt bằng chứng hình ảnh được đưa lên mạng xã hội và các kênh truyền thông. Nhưng biện pháp chỉ dừng lại ở “đẩy đuổi”. Mà đẩy đuổi, thì vi phạm chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, lúc này sang lúc khác.

Không phải bộ Giao thông vận tải, mà ngay cả người dân cũng thấy sốt ruột và lấy làm lạ. Bởi từ góc nhìn của họ, việc xử lý dứt điểm các vi phạm này đâu có gì quá khó khăn.

Các hành vi lập bến cóc xe dù, đón trả khách sai quy định, dừng đỗ sai quy định gây ách tắc giao thông, đều đã có chế tài. Không cần phải kỳ công mật phục theo dõi, cũng không cần quá nhiều camera đầu tư tốn kém, chỉ cần công khai kế hoạch xử lý, sẽ có rất nhiều bằng chứng được người dân cung cấp.

Cơ quan chức năng chỉ cần hoàn thiện quy trình để phạt nguội thật hiệu quả từ các chứng cứ này, tiến hành xử phạt thật nghiêm, công khai lên phương tiện thông tin đại chúng, vi phạm nhiều lần thì rút giấy phép hoạt động… Các chủ xe và tài xế sẽ không có nhiều cơ hội để tái phạm.

Lực lượng chức năng địa phương cũng đâu cần phải “bắt tận tay” mới xử phạt được. Tất cả xe khách đã buộc phải lắp camera trên xe và giám sát hành trình. Vậy các thiết bị này đi đâu, làm gì, vì sao không hoạt động, hoặc hoạt động thì dữ liệu được quản lý ra sao. Dữ liệu liên thông, chỉ cần kiểm tra là hoàn toàn có thể xác thực vi phạm.

Nếu lý do là sự “nương tay” khó nói nên lời của lực lượng thực thi công vụ, do thông cảm với tình cảnh của các nhà xe sau 2 năm “đắp chiếu” vì dịch bệnh, điều đó lại càng không thuyết phục, vì đó là việc của các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Không thể đánh đổi trật tự an toàn giao thông bằng danh nghĩa của lòng thương cảm.

Tiếp cận câu chuyện bến cóc xe dù từ người quản lý vận tải, người dân cũng không thấy phức tạp gì ghê gớm.

Nếu nhà xe buộc phải chạy “dù” vì ít khách quá, không đủ tiềm lực kinh tế để tồn tại, đương nhiên phải tái cấu trúc doanh nghiệp, liên kết để tăng tiềm lực thay vì hoạt động nhỏ lẻ manh mún;

Nếu khó vì bến xe quá ít khách, thì phải xem lại vị trí bến có còn phù hợp trong sự thay đổi mau chóng nhu cầu đi lại của người dân nữa hay không.

Nếu xe hợp đồng trá hình, hay việc cấp phù hiệu hợp đồng quá dễ dãi để cho các xe nhỏ, xe limousine luồn sâu vào nội đô và ngang nhiên hoạt động như vận tải tuyến cố định, thì phải xem lại việc cấp phù hiệu đã ổn chưa, vì sao bó tay trước xe hợp đồng trá hình.

Nếu các văn phòng giao dịch nhà xe dễ dàng được thành lập trong trung tâm và trở thành nơi tập kết, đón trả khách - tức một bãi xe thu nhỏ, thì không thể không xét đến trách nhiệm của chính quyền địa phương nơi đó.

Mạch lạc từng lý do dẫn đến bến cóc xe dù, sẽ thấy lý do nào cũng có cách giải quyết. Nhưng vấn đề thực sự, có vẻ như không nằm ở đó, mà ở điểm nhìn.

Bộ GTVT đề nghị địa phương xử lý, với lý do chính là để bảo vệ môi trường cạnh tranh công bằng cho xe khách tuyến cố định.

Còn các đô thị giãi bày chưa thể xử lý được, vì lý do thiếu trang thiết bị, thiếu phương tiện, thiếu người.. điểm nhìn đặt vào sự khó khăn của lực lượng thực thi công vụ.

Trong khi đó, điểm nhìn của người dân hướng về sự ùn tắc vô lý ở những tuyến đường có bến cóc xe dù hoạt động. Sự vô lý của việc, bến cóc xe dù vẫn cứ ngang nhiên hoạt động, ngay cả khi có lực lượng chức năng ở đó.

Dưới quan sát của nhiều người, câu chuyện đang được làm cho phức tạp hơn nó vốn có.

Khi các điểm nhìn chưa gặp nhau, thì con đường đưa tới giải pháp sẽ vẫn cứ lùng nhùng. Và dù ứng dụng công nghệ trong quản lý giao thông vận tải có “mấy chấm không”, thì bến cóc xe dù vẫn sẽ chuyện “biết rồi, khổ lắm”.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet