TC mob 414x207
26
19/05/2023 08:51:00 AM

Di dời cơ sở chăn nuôi khỏi khu dân cư: Đừng để nước đến chân

Ngành chăn nuôi nước ta thời gian qua đã tạo sinh kế cho khoảng 10 triệu người, đóng góp khoảng 25% vào GDP ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, chăn nuôi nhỏ lẻ, phân tán không còn phù hợp với bối cảnh nhiều dịch bệnh khó lường và tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường ngày càng cao.

Việc di dời các cơ sở chăn nuôi như một cuộc “đại di dời” của ngành nông nghiệp, đòi hỏi sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương khi mốc thời gian 2025 không còn xa.

 

Chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ, chuồng trại ngay tại nơi sinh sống là tập quán được hình thành từ hàng nghìn năm nay của người Việt. Không chỉ mang lại nguồn thu nhập, hình thức này còn giúp các gia đình tận dụng nguồn nhân lực nhàn rỗi và tận dụng các phụ phẩm của hoạt động nông nghiệp.

Vì là tập quán lâu đời nên việc thay đổi không dễ dàng, nhưng có một yếu tố khách quan đang tác động mạnh mẽ là quá trình đô thị hóa. Với sự mở rộng nhanh chóng của các đô thị, quỹ đất dành cho chăn nuôi dần thu hẹp.

Các thế hệ sau không còn tiếp nối nghề nông của gia đình, bản thân những người làm chăn nuôi cũng chuyển sang nghề khác có thu nhập tốt hơn. Và khi xung quanh không còn nhiều chuồng trại, những người làm chăn nuôi còn sót lại phải chịu áp lực chuyển đổi từ hàng xóm, láng giềng do những ảnh hưởng lớn về môi trường, tiếng ồn, lo ngại về dịch bệnh,…

Nếu như quá trình đô thị hóa tác động mạnh mẽ đến việc chuyển đổi của ngành chăn nuôi thì dấu ấn quản lý của chính quyền các địa phương lại chưa rõ nét. Tại một số địa bàn “làng lên phố”, vẫn còn không ít hộ chăn nuôi gia đình lạc lõng giữa đô thị, khiến khu dân cư trở nên “ngột ngạt” vì ô nhiễm và mâu thuẫn với những người sống xung quanh.

Không ít trường hợp chính quyền địa phương lúng túng giải quyết mâu thuẫn, loay hoay hỗ trợ người dân, và những hành động được triển khai chủ yếu là tuyên truyền, áp đặt các mệnh lệnh hành chính. Người chăn nuôi buộc phải bỏ nghề và bất định về kế mưu sinh tương lai.

Ảnh minh họa: NBTV

Ảnh minh họa: NBTV

Đô thị là vậy, với địa bàn nông thôn thì việc chuyển đổi còn khó khăn hơn khi quỹ đất còn lớn, nghề nông vẫn là nghề nghiệp phổ biến. Tuy nhiên, dù khó khăn đến đâu thì việc di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu dân cư là xu thế tất yếu, không thể trì hoãn, không chỉ vì quy định của pháp luật, lợi ích của cộng đồng, mà còn là cơ hội để chính ngành chăn nuôi chuyển mình hiện đại hơn.

Thời hạn chỉ còn một năm rưỡi, nếu các ban, ngành, địa phương còn bàng quan, chần chừ thì “nước đến chân” sẽ không kịp “nhảy”, và mục tiêu di dời hoàn toàn chăn nuôi ra khỏi khu dân cư chưa biết bao giờ mới thành hiện thực.

Việc đầu tiên cần làm là hoàn thiện hành lang pháp lý. Luật Đất đai sửa đổi đang được xây dựng cần tiếp tục lắng nghe và tiếp thu góp ý, chỉnh sửa từ các hiệp hội, chuyên gia để có quy định cụ thể về quỹ đất dành cho đất chăn nuôi, tạo cơ sở hình thành các khu vực chăn nuôi tập trung, chuyên nghiệp, lâu dài.

Với các tỉnh, thành phố, cần phân cấp triển khai theo nghị quyết đã ban hành, quy trách nhiệm cho người đứng đầu địa phương để thực hiện một cách quyết liệt. Trong đó, cần chú trọng những chính sách về tài chính để hỗ trợ người nông dân chuyển đổi chuồng trại ra khu vực được phép nếu đủ điều kiện; hoặc đào tạo, giới thiệu họ chuyển sang nghề khác phù hợp với bản thân và tình hình địa phương.

Công tác tuyên truyền cũng cần được đẩy mạnh để người dân biết những quy định của pháp luật, hiểu những hệ lụy của việc chăn nuôi tại khu dân cư và lợi ích của việc di dời, chuyển đổi thành những trang trại tập trung, quy mô lớn.

Phổ biến thông tin trên phương tiện truyền thông, kết hợp cán bộ địa phương vận động đến từng gia đình, đi kèm công tác xử lý nghiêm vi phạm để người dân sớm thực hiện, tránh tâm lý chần chừ, mặc kệ “đến đâu hay đến đó”.

Với ngành nông nghiệp và tài nguyên - môi trường, cần phối hợp chặt chẽ để tạo điều kiện nếu nông dân muốn tiếp tục chăn nuôi; có hướng dẫn, hỗ trợ cụ thể về định hướng, kỹ thuật xây dựng chuồng trại đảm bảo vệ sinh môi trường, kỹ thuật chăn nuôi, phòng bệnh và đầu ra cho sản phẩm để bà con yên tâm đầu tư, sản xuất lâu dài.

Chiến lược phát triển chăn nuôi hiện đại và chuyên nghiệp đã có, vấn đề là cách tổ chức thực hiện. Di dời không chỉ là chuyển từ chỗ này sang chỗ khác, mà còn là cơ hội để các địa phương xác định rõ đặc trưng, lợi thế cạnh tranh của mình để điều chỉnh cho phù hợp, tập trung nguồn lực phát triển chăn nuôi bền vững, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, thay đổi bộ mặt nông thôn và đời sống nông dân.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng
Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng
Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.
Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng
Sức khỏe, sự an toàn của học sinh trong môi trường giáo dục luôn là ưu tiên hàng đầu. Thế nhưng hiện nay đang tồn tại một vấn đề cấp bách: tình trạng thiếu hụt nhân viên y tế học đường, làm tăng nguy cơ xảy ra các vấn đề về sức khỏe tâm thần và thể chất với học sinh.
Thiếu nhân viên y tế học đường bởi chế độ chưa tương xứng
Quan trắc không khí: Có trạm "trắng" dữ liệu hàng tháng trời
Quan trắc không khí: Có trạm "trắng" dữ liệu hàng tháng trời
Một trong 5 mục tiêu thành phố đặt ra trong kế hoạch quản lý chất lượng không khí đến năm 2030 là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường không khí.
Quan trắc không khí: Có trạm "trắng" dữ liệu hàng tháng trời
Một trong 5 mục tiêu thành phố đặt ra trong kế hoạch quản lý chất lượng không khí đến năm 2030 là việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống quan trắc và cơ sở dữ liệu môi trường không khí.
Quan trắc không khí: Có trạm "trắng" dữ liệu hàng tháng trời
20.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch nhặt rác toàn quốc hưởng ứng Ngày Trái đất
20.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch nhặt rác toàn quốc hưởng ứng Ngày Trái đất
Nhằm hưởng ứng Ngày Trái đất 22/04, 20.000 các bạn tình nguyện viên của “Xanh Việt Nam” ra quân làm sạch các bãi rác bất hợp pháp, điểm nóng về rác thải, truyền cảm hứng sống xanh đến cộng đồng và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn.
20.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch nhặt rác toàn quốc hưởng ứng Ngày Trái đất
Nhằm hưởng ứng Ngày Trái đất 22/04, 20.000 các bạn tình nguyện viên của “Xanh Việt Nam” ra quân làm sạch các bãi rác bất hợp pháp, điểm nóng về rác thải, truyền cảm hứng sống xanh đến cộng đồng và hướng dẫn phân loại rác tại nguồn.
20.000 tình nguyện viên tham gia chiến dịch nhặt rác toàn quốc hưởng ứng Ngày Trái đất
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió
Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió
Vụ sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió, trên Đèo Cả những ngày qua đã khiến cho tuyến đường sắt Bắc Nam bị đình trệ. Điều này tiếp tục gióng lên hồi chuông về sự xuống cấp nghiêm trọng tại nhiều vị trí trên tuyến đường sắt huyết mạch này.Đến nay công tác khắc phục sự sự cố lở đá được thực hiện đến đâu?
Địa chất phức tạp, cản trở tiến độ khắc phục sạt lở hầm đường sắt Bãi Gió
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet