TC mob 414x207
26
04/11/2022 08:30:00 AM

Điều chỉnh giờ học, những tác động nào cần tính tới

Sau Hà Nội, TP. HCM mới đây cũng công bố điều chỉnh giờ học theo hướng muộn hơn. 93% số người được khảo sát tại TP. HCM đồng tình với việc đổi giờ học - cho thấy những thuận lợi bước đầu cho đợt điều chỉnh lần này.

Nhưng, những yếu tố nào cần tiếp tục được tính tới khi chính thức thực hiện điều chỉnh giờ học? Giao thông công cộng cần được điều chỉnh ra sao để góp phần hỗ trợ việc đi lại của học sinh?

Với những địa bàn khu công nghiệp, khu chế xuất, cần lưu ý gì khi giờ làm của phụ huynh đã được quy định thống nhất? 

Đón nghe tọa đàm với chủ đề: “Điều chỉnh giờ học, những tác động nào cần tính tới?”, trực tiếp lúc 12h30 - 13h30, thứ Sáu, ngày 04/11/2022 trên FM91 và vovgiaothong.vn

Với sự tham gia của các vị khách mời TS Trần Hữu Minh - Chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia và PGS.TS Nguyễn Đức Lộc - Viện trưởng Viện Nghiên cứu đời sống xã hội.

Đừng quên chia sẻ ý kiến của bạn với Diễn đàn 91 qua Hotline: 024.37.91.91.91 và qua Fanpage: VOV Giao Thông.


ĐỔI GIỜ HỌC - SỰ ĐÓN NHẬN CỦA CHA MẸ, HỌC SINH….

Nhà ở quận 12, hai con học tại trường Tiểu học Phạm Ngũ Lão ở quận Gò Vấp, trường học cách nhà hơn 10 cây số, mỗi buổi sáng hai vợ chồng anh Quang Huy thường phải thu xếp thời gian trong việc đưa đón con tới trường.

Tuy nhiên, anh Huy cho rằng, đối với học sinh cấp Mầm non và Tiểu học, giờ học của con nên theo lịch đi làm sớm của bố mẹ, bởi nếu lùi giờ học, lịch sinh hoạt của các gia đình ít nhiều bị đảo lộn:

"Mình sẽ phải xin cơ quan đi làm trễ hơn. Bình thường 6g về tới nhà, rồi 7g cơm nước được rồi, nhưng giờ trễ hơn, mọi thứ sẽ phải dời lại".

Tương tự, khó khăn xảy ra với gia đình có con học ở hai cấp học khác nhau. Chị Quyên ở quận Tân Phú chia sẻ, mặc dù trường con cách nhà chỉ chưa đầy 1 cây số, nhưng việc thay đổi giờ vào học sẽ ảnh hưởng đến vợ chồng chị khi giờ làm đã cố định: "Bé học cấp 2 hiện tại 6h45 có mặt, 7g mới vô lớp; bé cấp 1 là 7h20. Thường bé thứ nhất sẽ phù hợp với giờ đi làm của chồng tôi, bé thứ 2 phù hợp với giờ đi làm của mẹ và mẹ chở đi xong đi làm luôn. Việc lùi giờ của chồng tôi là vô cùng bất khả kháng.

Vì chồng tôi làm ở bệnh viện, bệnh nhân đi khám bệnh thường là bệnh nhân ở tỉnh lên, đi rất sớm và bốc số thứ tự từ sớm, họ mong muốn bác sĩ khám bệnh cho họ vào lúc 7h sáng. Chuyện này thì không thể lùi được".

Empty

Bàn về vấn đề này, chị Trương Hiền ở quận Gò Vấp cho là khó khả thi, bởi mỗi buổi sáng, các con sẽ thức dậy theo “nếp” của bố mẹ và thường sẽ ra khỏi nhà sớm để tránh quãng đường thường xuyên kẹt xe khi mọi người đổ xô di chuyển vào trung tâm TP đi làm:

"Thứ nhất là mình phải đi tránh giờ kẹt xe ra. Thứ hai nữa là, trước giờ các bạn cũng dậy sớm theo giờ đi làm của bố mẹ rồi, nên bây giờ lùi giờ hay không lùi giờ thì các bạn ấy vẫn phải dậy sớm để tới trường cho ba mẹ tới chỗ làm", chị Hiền cho biết.

Theo cô giáo Minh Thuỳ - Giáo viên trường Tiểu học Việt - Úc, một số gia đình có giờ làm việc tự do sẽ không ảnh hưởng nhiều. Tuy nhiên, đối với các bậc phụ huynh là công nhân lao động vẫn thường gửi con ở trường sớm hơn giờ quy định, bắt buộc giáo viên cũng phải có mặt sớm để đón trẻ. Nếu vừa là giáo viên, vừa phải đưa con tới lớp thì thật vất vả để xoay sở: 

Cũng theo cô Thùy: "Các bé sẽ có thời gian nhiều hơn, phụ huynh cũng không cập rập nhưng nếu như cũ thì phù hợp với giờ mình đi làm hơn tại vì mình là giáo viên luôn.

Nếu phụ huynh cho bé làm bài sớm, đi ngủ sớm thì sáng mai các bé cũng có thể dậy sớm, giống như các bé ở quê, thức dậy sớm hơn hay trễ hơn chút cũng chẳng ảnh hưởng gì hết".

Đề cập đến mục tiêu giảm tải lưu lượng xe vào giờ cao điểm khi lùi giờ học, quan điểm của anh Huy cho rằng, trẻ em hai cấp bậc này chưa thể tự sử dụng phương tiện cá nhân để tới trường. Bởi vậy, vấn đề nằm ở chỗ, nên giải quyết từ gốc thay vì đề xuất giải pháp từ ngọn:

"Giống như chúng ta đang trồng cây ngược vậy đó. Theo tôi học sinh Mầm non và Tiểu học nên giữ nguyên giờ học. Học sinh Cấp 2, Cấp 3 hoặc Đại học thì có thể dời giờ sau đó, như ở nước ngoài chẳng hạn. Đó mới là phương án để giãn lưu lượng giao thông". anh Huy nói.

Empty

 
ĐỔI GIỜ HỌC, SỐ CHUYẾN ĐI CÓ THỂ GIẢM

Về vấn đề này, PV VOV Giao thông đã có cuộc đối thoại với TS Phạm Hoài Chung - Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Phát triển GTVT

PV: TP. HCM đang tiến hành đổi giờ học theo hướng muộn hơn. Theo ông, viêc đổi giờ học này số chuyến đi liệu có giảm?

TS Phạm Hoài Chung: Theo tôi, việc nghiên cứu đổi lệch giờ học của Tp Hồ Chí Minh cũng là một trong các giải pháp chống ùn tắc giao thông. TP. HCM không phải bây giờ mới làm, trước đây thì cũng đang có những điều chỉnh đối với từng khối cấp học. Tôi cho rằng giải pháp là phù hợp.

Còn số chuyến đi, nếu thời gian đổi như hiện nay, lệch giờ của học sinh cũng không đáng kể, tức là 15 phút chiếm 30 phút thì số chuyến đi vào một giờ cao điểm có thể sẽ giảm.

PV: Số chuyến đi có thể giảm bao nhiêu phần trăm?

TS Phạm Hoài Chung: Về con số thì cần phải có các nghiên cứu cụ thể, đánh giá và tính toán số chuyến đi được giảm và các chuyến đi bị tác động. Tuy nhiên, ngành giao thông cũng phải kết hợp để bố trí tổ chức giao thông cho nó đồng bộ.

Ví dụ như là lưu lượng trên đường nó sẽ thay đổi, sẽ tăng vào các giờ các cháu điều chỉnh giờ học và có thể vào giờ cao điểm như 7h30-8h thì mật độ giảm, thì tổ chức giao thông cũng phải tương ứng, thì mới giảm ùn tắc giao thông.

Như vậy thì nó sẽ không làm gia tăng nhiều các chuyến đi lãng phí, không kết hợp được của cha mẹ đối với việc đưa đón học sinh.

Còn nếu chúng ta chỉ đổi giờ cơ học, mà không nghiên cứu đến mối quan hệ giữa đổi giờ hoặc cha mẹ học sinh đi làm, thì nó sẽ có những vấn đề phát sinh mà chúng ta không mong muốn.

PV: Từ thực tiễn của Hà Nội trong việc đổi giờ học giờ làm, ông thấy TP.HCM sẽ đối diện những tác động không muốn gì?

TS Phạm Hoài Chung: Kinh nghiệm của Hà Nội cũng là một bài học rất quý mà chúng ta cần xem xét, đó là quan điểm thì mọi người ủng hộ, tuy nhiên, chúng ta không nên để khoảng cách chênh lệch quá nhiều, để cha mẹ học sinh có thể kết hợp được cùng một chuyến đi.

Còn nếu như trước đây chúng ta đã làm đổi giờ học thì các cháu đi quá sớm và về quá muộn. Như vậy lại phát sinh thêm chuyến đi không mong muốn.

PV: Việc đổi giờ học tại TP.HCM và các đô thị thì cần lưu ý điểm gì để có thể phát huy tác dụng?

TS Phạm Hoài Chung: Theo tôi thì phải làm đồng bộ, tức là chúng ta phải đổi giờ học, giờ làm của học sinh thì phải tổ chức giao thông tại các khu vực trường học, đặc biệt là việc tổ chức giao thông tại khu vực có mật độ học sinh thì phải có sự điều chỉnh về giờ và chu kỳ đèn, như vậy thì về hỗ trợ được.

Thứ hai là phải lưu ý đến cái thời gian đổi để có thể kết hợp được các chuyến đi, để làm sao mà một chuyến đi có thể kết hợp được 2 đến 3 mục đích, như đưa đón con đi học, sau đó thì qua cơ quan, đấy mới là giải pháp căn cơ. Thứ ba, phải có một thời gian để đánh giá lại và có điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm của từng đô thị.

Như Hà Nội, TP.HCM cũng có những đặc điểm khác nhau. Ví dụ thời gian ở Hà Nội có 4 mùa rõ rệt, mùa đông thì tối nhanh và sáng muộn như TP.HCM thì cái đặc điểm này nó sẽ bị tác động bởi triều cường và những tháng mùa mưa… thì chúng ta cần phải có đánh giá và điều chỉnh một cách phù hợp.

PV Xin cảm ơn ông.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...
Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...
Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.
Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...
Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.
Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...
Góp một cây để có rừng
Góp một cây để có rừng
Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia (Gaia Nature Conservation) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào 8/2016 bởi hội liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Góp một cây để có rừng
Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia (Gaia Nature Conservation) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào 8/2016 bởi hội liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Góp một cây để có rừng
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet