popa
popa
26
19/03/2022 01:31:00 PM

Giá xăng dầu nhảy múa, làm sao để quản lý?

Giá dầu đã tăng khoảng 60% kể từ đầu năm 2022 tới nay gây áp lực lạm phát và khả năng suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Việt Nam hiện mới đảm bảo nguồn cung xăng dầu khoảng 70% nên vẫn chịu ảnh hưởng lớn khi giá xăng dầu thế giới tiếp tục leo thang.

Liên tiếp lập đỉnh, giá xăng dầu trong nước hiện đang ở mức cao nhất trong vòng 8 năm qua làm gia tăng chi phí tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, tác động tiêu cực đến sự phục hồi kinh tế.

Vậy, những công cụ mà Việt Nam đang đã và đang sử dụng để kiểm soát giá xăng dầu trong nước có hiệu quả như thế nào?

Cần làm gì để có thể điều tiết, kiềm chế giá xăng dầu, tránh tình trạng tăng đột biến trong thời gian tới ?

Câu trả lời sẽ có trong Diễn đàn 91 với chủ đề: Giá xăng dầu nhảy múa, làm sao để quản lý?  trên sóng VOV Giao thông FM91 và nghe online trên vovgiaothong.vn, từ 16h đến 17h thứ Bảy (19/03/2022).

Làm chủ nguồn cung xăng dầu trong nước, giải pháp căn cơ ổn định giá?

Để giảm bớt áp lực tăng giá xăng dầu tại thị trường trong nước, ông Nguyễn Tiến Thỏa - nguyên Cục Trưởng Cục Quản lý Giá, Bộ Tài chính cho rằng cho rằng: "Về phía Nhà nước cần áp dụng các chính sách để bình ổn giá, không loại trừ giải pháp hỗ trợ cho vay vốn kinh doanh xăng dầu. Trong điều hành giá cần phải cải cách định giá theo chu kỳ 10 ngày như hiện nay để giá bám sát thị trường thế giới và khi điều chỉnh không bị tăng sốc.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính): "Để giảm thiểu giá xăng dầu trong nước tăng so với giá thế giới, phải sử dụng công cụ bảo hiểm giá qua hợp đồng phái sinh hay giao dịch hàng hóa phái sinh thì các doanh nghiệp mới có thể giảm thiểu rủi ro về biến động tăng giá".

Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, hiện Việt Nam chưa có hệ thống kho riêng để dữ trự xăng dầu quốc gia mà giao cho các doanh nghiệp đầu mối dự trữ. Việc các doanh nghiệp đầu mối có dự trữ xăng dầu quốc gia, tách bạch với dự trữ xăng dầu của doanh nghiệp hay không thì vẫn là một “ẩn số”.

Bởi vậy, Bộ Công thương đang có lộ trình trình cấp có thẩm quyền xem xét thiết kế lại mô hình quản lý quỹ này và  xem xét nâng cao hơn nữa mức dự trữ xăng dầu quốc gia đảm bảo đủ cung cấp cho nhu cầu trong nước một vài tháng trong những trường hợp bất trắc. 

Để đảm bảo ổn định nguồn cung xăng dầu quốc gia, theo chuyên gia kinh tế TS Vũ Đình Ánh thời gian tới, Việt Nam cần phải có sự quan tâm hơn nữa đến dự trữ chiến lược đối với xăng dầu: "Đầu tiên chúng ta phải có cơ sở hạ tầng, chứ không thể trông chờ vào cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp. Thứ hai phải có nguồn lực tài chính, trong đó có ngoại tệ để làm sao dự trữ đủ xăng dầu trong nước trước các biến động"

Ảnh minh họa

Phát biểu kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn chiều 16/3, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, nếu giá xăng dầu tiếp tục diễn biến phức tạp thì bên cạnh kết hợp quỹ bình ổn giá xăng dầu và điều hành bằng thuế, cần tiếp tục áp dụng các công cụ khác: "Cần có những giải pháp tổng thể, căn cơ, để kịp thời giải quyết những vướng mắc của nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn đảm bảo an ninh năng lượng ngay từ trong nước". 

Nghiên cứu đề xuất mở rộng nâng cao năng lực dữ trữ quốc gia về xăng dầu đảm bảo an ninh năng lượng. Thực hiện công khai, minh bạch và có giải pháp tách bạch giữa dự trữ quốc gia và dự trữ lưu thông của doanh nghiệp. Tiếp tục điều hành giá xăng dầu bám sát diễn biến giá xăng dầu thế giới, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Tiếp tục rà soát và điều chỉnh các loại thuế phí, các yếu tố cấu thành giá cơ sở, các định mức hao hụt, định mức chi phí, định mức lợi nhuận… cấu thành trong giá cơ sở cho phù hợp với thực tiễn, góp phần kiểm soát giá xăng dầu nếu giá xăng dầu tiếp tục tăng cao.

Về giải pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành cho biết tại phiên chất vấn ngày 16/3, Chính phủ đã chỉ đạo Nhà máy Bình Sơn sản xuất tăng 105%, Nghi Sơn cam kết sản xuất trở lại, nhập khẩu cho quý 2/2022 tăng thêm là 2,4 triệu m3. 

Về giải pháp lâu dài, Phó Thủ tướng  Lê Văn Thành khẳng định tinh thần dứt khoát phải làm chủ sản xuất xăng dầu trong nước và theo quy hoạch sẽ có nhà máy lọc dầu có quy mô sản xuất 10 triệu m3 tại Vũng Tàu.

Ngân hàng nhà nước vừa có văn bản số yêu cầu các ngân hàng thương mại chủ động cân đối nguồn vốn, xem xét tạo điều kiện tăng thêm hạn mức tín dụng cấp cho các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu,  để kịp thời nhập khẩu xăng dầu theo hạn mức nhập khẩu góp phần đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cũng yêu đẩy mạnh cải cách, đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ, rút ngắn thời gian xét duyệt cấp tín dụng; trong trường hợp phát sinh vướng mắc kịp thời báo cáo Thống đốc ngân hàng thương mại để được xem xét xử lý.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet