TC mob 414x207
26
30/03/2022 06:22:00 AM

Khép kín đường Vành đai 3 TP.HCM: 'Giấc mơ 20 năm' phải hoàn thành và sớm về đích

Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM được quy hoạch từ năm 2011 với tổng chiều dài hơn 90 km. Tuy nhiên khó khăn về vốn và cơ chế thực hiện, sau 11 năm toàn tuyến mới có 15 km đi qua Bình Dương hoàn thành đưa vào khai thác.

Theo các chuyên gia, các ban ngành, để dự án sớm về đích, cần tập trung vào các giải pháp trọng tâm như chỉ định thầu, chia dự án theo địa phận các tỉnh thành, dùng cả vốn Trung ương lẫn địa phương và cần sự chắc chắn…. 

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Để vành đai 3 TP.HCM sớm về đích, cần có các cơ chế đặc thù áp dụng cho dự án và phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến các địa phương, hành động phải quyết liệt trong các bước triển khai và phương thức hành động phải rõ ràng (Ảnh: VnEconomy)

Vành đai 3 đi qua TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai và Long An, mang vai trò chiến lược trong hình thành mạng lưới giao thông liên kết các tỉnh thành Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thúc đẩy kinh tế, xã hội.

Hiện Chính phủ cũng như các địa phương đang rất quyết tâm khép kín tuyến Vành đai này để thúc đẩy phát triển kinh tế. Các địa phương và bộ ngành liên quan cũng đã chuẩn bị trình dự án lên Quốc hội, trong đó đề xuất một số cơ chế tháo gỡ các vướng mắc để Vành đai 3 hoàn thành trong 4 năm tới.

Trong số kiến nghị, chỉ định thầu được xem là cơ chế then chốt sớm đưa Vành đai 3 về đích. Lý giải đề xuất cơ chế trên, các địa phương cho biết công tác giải phóng mặt bằng là điểm mấu chốt quyết định tiến độ của hầu hết các dự án.

Do vậy, các cơ chế chỉ định thầu các gói thầu có liên quan như: di dời hạ tầng kỹ thuật, thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư... là đặc biệt quan trọng giúp Vành đai 3 triển khai thuận lợi.

Ủng hộ việc chỉ định thầu, PGS.TS Trần Đình Thiên (nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam) cho rằng, Vành đai 3 là một dự án rất lớn, được người dân mong chờ và có ý nghĩa với sự phát triển của cả nước chứ không riêng TP.HCM hay vùng Đông Nam Bộ. Do đó, việc triển khai cần có các cơ chế đặc biệt, trong đó có cơ chế chỉ định thầu.

Tuy nhiên, ông Thiên đề nghị cần có các điều kiện ràng buộc chặt chẽ, đi kèm điều kiện “thưởng, phạt"; có cơ chế khuyến khích và tạo mọi điều kiện hỗ trợ…

“Cái hồ sơ là thành tích nó phải rõ, thứ 2 là nên đi kèm theo 1 điều kiện là làm tốt như thế nào thì được thưởng, còn không làm tốt thì phạt, còn chính phủ tạo mọi điều kiện hỗ trợ.

Và tôi đặc biệt lưu ý câu chuyện về thời gian, cái này quan trọng lắm. Câu chuyện về chất lượng, câu chuyện tiết kiệm vốn, câu chuyện về thời gian là 3 yếu tố mà quyết định để chỉ định thầu”.

Cũng ủng hộ chỉ định thầu, ông Nguyễn Tú Anh (Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Ban Kinh tế Trung ương) khẳng định, cần phải quyết tâm làm cho bằng được Vành đai 3 và xem đây là ví dụ để làm các dự án tiếp theo. Phải chứng minh được đây là cách làm tốt, sửa lại các quy định đang gò bó sự phát triển.

Ông Tú Anh cho rằng dự án có hai rủi ro lớn. Đầu tiên là pháp lý, bởi dự án xin cơ chế đặc thù, vượt khỏi luật nên cần phải thuyết phục để Quốc hội đồng thuận, thông qua chủ trương đầu tư. Rủi ro thứ hai liên quan vấn đề giải phóng mặt bằng.

Bởi dự án đi qua nhiều tỉnh thành, chi phí giải phóng mặt bằng rất lớn. Do đó để triển khai nhanh, pháp lý đất đai ở khu vực giải tỏa "phải sạch", tránh xảy ra tranh chấp, khiếu kiện.

“Hiện nay cần phải thống kê ngay trong các diện tích cần phải giải phóng mặt bằng thì tình trạng pháp lý, thực trạng pháp lý của những mảnh đất này là như thế nào, có tranh chấp gì không và giải pháp để khắc phục như thế nào. Nếu không anh cứ đi vào cái chuyện này mà cứ cãi nhau mãi thì sẽ không hoàn thành được theo tiến độ đề ra”.

Còn theo Tiến sỹ Trần Du Lịch (thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ) để vành đai 3 TP.HCM sớm về đích, cần có các cơ chế đặc thù áp dụng cho dự án và phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ trung ương đến các địa phương, hành động phải quyết liệt trong các bước triển khai và phương thức hành động phải rõ ràng.

Về kinh phí thực hiện các dự án, ông Lịch đề xuất cho các địa phương trong vùng được phát hành trái phiếu chính quyền địa phương để đầu tư giao thông, thu hồi vốn từ khai thác quỹ đất dọc hai bên tuyến và thu phí để trả nợ, giảm dần sự phụ thuộc từ vốn ngân sách trung ương. Từ đó, tạo thế tự chủ về nguồn vốn để tiếp tục đầu tư các tuyến đường mang tính chiến lược.

“Cái quỹ đất đô thị hóa là con gà đẻ trứng vàng, tôi thực sự cái này mà khai thác được thì chi phí những con đường, kể cả vành đai 4 không vấn đề gì cả. Đấy là những cái điểm tôi nghĩ rằng là cái lợi khủng khiếp nếu chúng ta quyết tâm. Và tôi rất mừng vừa qua Thủ tướng, Chính phủ cũng như các bộ ngành và đặc biệt là tôi rất mừng 4 địa phương ngồi lại, có lẽ là quá cấp thiết rồi. Và đây là cái điểm mà chúng ta tận dụng để làm nhanh”.

Với chi phí rất lớn, Vành đai 3 cũng được đề xuất chia thành các dự án thành phần theo địa bàn 4 tỉnh thành, nhằm dễ thực hiện trong bối cảnh khó khăn vốn đầu tư. Dự án cũng sẽ được chia 8 dự án thành phần, gồm 4 dự án giải phóng mặt bằng và 4 dự án xây lắp.

Chính quyền 4 tỉnh thành sẽ quyết định đầu tư dự án ở địa bàn, với trình tự, thủ tục tương tự cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2021-2025. Theo chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi, hiện thành phố và 3 tỉnh có vành đai 3 đi qua đã sẵn sàng và quyết tâm làm cho bằng được dự án này.

“TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và Long An thì chúng tôi đã cùng với nhau hạ quyết tâm là sẽ thực hiện cho bằng được ngay khi Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư.

Trong quá trình hoàn thiện hồ sơ này thì chúng tôi cũng sẽ rà soát, chuẩn bị trước những nội dung để ngay sau đó sẽ triển khai, để chúng triển khai cho được đường vành đai 3”.

Theo kế hoạch, dự án Vành đai 3 TP.HCM sẽ được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5/2022. Sau khi được thông qua, dự án sẽ khởi công năm 2023, thông xe năm 2025, hoàn thành toàn bộ năm 2026. Đây là tiến độ thách thức nhưng là “giấc mơ 20 năm” phải hoàn thành và phải sớm về đích.

Sự cấp thiết của một tuyến đường vành đai kết nối các trung tâm sản xuất, thương mại, dịch vụ, logistic… như đường Vành đai 3 TPHCM là điều không cần phải bàn cãi (Ảnh: Tuổi trẻ)

Không để vuột mất cơ hội một lần nữa

Nhiều khả năng tại kỳ họp Quốc hội tiếp theo vào tháng 5/2022 tới đây, cùng với dự án Vành đai 4 – vùng thủ đô thì Chính phủ cũng sẽ có tờ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Vành đai 3 TP.HCM. Đây sẽ là cột mốc quan trọng để “công trình thập kỷ” dài gần 92km được tái khởi động và đi vào thi công thực tế.

Có thể nói tứ giác gồm Long An – Đồng Nai – Bình Dương và TP.HCM đóng vai trò vô cùng to lớn trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, và việc khép kín tuyến đường kết nối 4 địa phương này được xem là “điều không thể quan trọng hơn”.

Dù đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết hơn 10 năm qua nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà tuyến đường này đã không thể nên vóc nên hình.

Điều này trực tiếp khiến mạng lưới giao thông kết nối trở nên rời rạc, kém hiệu quả, gián tiếp làm tăng chí phí logistic, giảm cơ hội tiếp cận thị trường của rất nhiều doanh nghiệp nơi đây.

Sự cấp thiết của một tuyến đường vành đai kết nối các trung tâm sản xuất, thương mại, dịch vụ, logistic… như đường Vành đai 3 TPHCM là điều không cần phải bàn cãi.

Song những rào cản về vốn, công tác giải phóng mặt bằng, sự phối hợp giữa các địa phương và nhất là các rủi ro pháp lý chắc chắn sẽ là thử thách không nhỏ mà các bên liên quan sẽ phải đối mặt nếu muốn đưa dự án này về đích.

Nếu được Quốc hội phê chuẩn chủ trương đầu tư ngay trong kỳ họp tới thì đây chắc chắn là 1 cơ hội không thể tốt hơn để TPHCM và các địa phương lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An có thể triển khai thi công và hoàn thành dự án vào năm 2025.

Tuy vậy, để có thể tận dụng tốt cơ hội ấy thì việc đầu tiên mà TP.HCM và các địa phương cần làm là chọn cho mình một hình thức đầu tư phù hợp nhưng cũng đồng thời phải đảm bảo tính đồng bộ, nhất quán trong triển khai.

Dù có là chỉ định thầu, đấu giá đất dọc 2 bên tuyến, phát hành trái phiếu địa phương hay huy động vốn từ các nguồn khác thì các địa phương nơi dự án đi qua phải hết sức cẩn trọng để tránh đi vào “vết xe đổ” của nhiều dự án trọng điểm trước đó. Không chỉ vậy, cần hạn chế tối đa tư duy “việc tôi, việc anh” thay vào đó là sự tích cực, chủ động trong bàn bạc, tháo gỡ các vướng mắc để đảm bảo tiến độ dự án.

Việc thúc đẩy triển khai dự án Vành đai 3 TP.HCM được xem là nhiệm vụ quan trọng mà Quốc Hội, Chính phủ nhiệm kỳ này dành nhiều sự quan tâm, đôn đốc. Và đây cũng chính là cơ hội vàng cho TP.HCM và các địa phương liên quan để không chỉ khép kín được dự án Vành đai 3 mà còn giúp cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cất cánh như kỳ vọng.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hãy quản, chứ đừng cấm
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet