popa
popa
26
02/01/2023 06:00:00 AM

Không chỉ đỗ ô tô trên vỉa hè, Hà Nội cần xem xét lại chính sách đỗ xe tạm thời

Sau những bất cập về văn minh trật tự đô thị, những lùm xùm hư hỏng kết cấu hạ tầng, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã có định hướng tiến tới việc dừng trông giữ ô tô trên vỉa hè.

Điều này cho thấy sự cầu thị và lắng nghe của chính quyền đô thị về một chính sách gây tranh cãi.

Cách đây 1 năm, VOV Giao thông từng phát sóng loạt phóng sự “Trông giữ ô tô trên vỉa hè: Tạm thời đến bao giờ?”(Kỳ 1: 'Cơn ác mộng' với vỉa hè, người đi bộ; Kỳ 2: 'Con tin' và độ vênh chính sách; Kỳ 3: Vì sao nên dừng và nỗi lo trở thành 'mãi mãi')

Loạt bài chia sẻ một loạt nghịch lý của của việc duy trì chính sách này. Bởi ô tô chễm trệ trên vỉa hè, đó là hình ảnh mâu thuẫn nhất trong bức tranh giao thông đô thị tại Hà Nội.

Chúng tàn phá kết cấu vỉa hè, đẩy người đi bộ xuống lòng đường, dung dưỡng việc chạy xe cá nhân, là cái cớ để đô thị tiếp tục lệ thuộc vào các bãi trông giữ xe tạm bợ, nhếch nhác…, song chúng vẫn tồn tại và hiện hữu như một lẽ đương nhiên, dưới hình thức “cấp phép tạm thời”.

Chị Đỗ Thu Hà và anh Trần Hữu Chiến, trú tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội đều cảm thấy khó hiểu khi ô tô, thay vì người đi bộ, được hưởng trọn vẹn tiện ích từ không gian công cộng:

“Đương nhiên đi xuống lòng đường như thế nó cũng nguy hiểm chứ. Cũng không muốn tí nào nhưng chẳng còn cách nào cả. Chỗ kia họ đỗ từ lâu rồi, chả có vỉa hè ở đấy. Người ta cũng chả quan tâm lát lại cho nó tử tế. Nếu có vỉa hè thoáng cho người dân đi bộ thì vẫn tốt hơn, vì đấy là tiện ích công cộng, không phải là nơi đỗ xe”.

“Làm cái gì ra cũng phải có mục đích dùng của nó. Ví dụ vỉa hè sinh ra để đi bộ. Còn để xe thì xe máy có tạ, người nặng lắm 70-80 cân, còn ô tô thì cả tấn, đương nhiên nó đè lên thì sẽ hư hại, làm hỏng hạ tầng đô thị đi”. 

 Có cùng quan điểm, Phan Công Thành và Nguyễn Như Ý, những học sinh cấp hai cũng chia sẻ về khó khăn trên đường đến trường, trên đường tới nhà chờ xe buýt, ga tàu điện trên cao, khi bị các bãi xe ô tô cản trở:

“Theo em, đỗ xe thế này không an toàn. Bọn em đi không thuận tiện, chiếm hết chỗ bọn em đi”

“Đi thường bị vấp phải đá, có mấy lần em suýt bị xe tông. Mong có thể dẹp bớt mấy cái xe ở phía lòng đường, dẹp bớt những cái thứ này như mấy cái cây, hàng rào để dễ cho người đi bộ hơn ấy ạ”.

Theo thống kê chính thức, hiện Hà Nội có trên 560 điểm trông giữ xe được cấp phép tạm thời trên vỉa hè và dưới lòng đường. Nhưng theo anh Đoàn Thế Huy, nhân viên văn phòng ở quận Hoàn Kiếm, sự tồn tại của chúng là lý do thôi thúc anh tự lái ô tô đi làm. Bởi trước đây, cơ quan không đủ chỗ để xe, nhưng gần đây, có một bãi xe trên vỉa hè mọc lên, chỉ cách chỗ làm vài chục mét, chi phí lại rẻ, có thể thương lượng.

Anh Huy đã thay đổi quyết định: “Từ khi có bãi xe mới tiện hơn, giá chấp nhận được thì mình lại sử dụng xe. Một tuần thì mình lái đi làm khoảng 3 lần mình đi”.

Có thể thấy, các bãi xe ở lòng đường, hè phố đang đi ngược lại với chính sách thúc đẩy người dân tiếp cận và sử dụng phương tiện giao thông công cộng, đồng thời khuyến khích người dân lái xe cá nhân vào vùng lõi, ngược với chính sách hạn chế ô tô vào nội đô.

Trên địa bàn Hà Nội hiện các bãi trông giữ xe tận dụng một phần diện tích lòng đường, vỉa hè hoạt động theo mô hình giao khoán

Trên địa bàn Hà Nội hiện các bãi trông giữ xe tận dụng một phần diện tích lòng đường, vỉa hè hoạt động theo mô hình giao khoán

Chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy còn nêu ý kiến, việc duy trì chính sách cấp phép đỗ xe tạm thời sẽ phá hỏng một chủ trương lớn khác là đầu tư vào giao thông tĩnh, xây dựng các bãi đỗ xe tập trung, hiện đại:

“Nếu chúng ta chủ trương giải phóng vỉa hè thì không cấp phép cho để xe vỉa hè nữa mà chỉ tập trung cấp phép và có chính sách tốt, ưu tiên cho doanh nghiệp đầu tư cho bãi đỗ xe. Hai cái không thể đi song song với nhau. Nó cũng thể hiện chúng ta không khoa học, chính sách chồng chéo nhau, thậm chí đối ứng nhau. Chỉ tồn tại một chính sách thôi, dứt khoát không sử dụng vỉa hè để đỗ xe nữa để tập trung”.

Trước thông tin UBND quận Hoàn Kiếm cầu thị, lắng nghe các ý kiến chuyên gia, và có chủ trương dừng hẳn việc đỗ ô tô trên vỉa hè, ông Nguyễn Xuân Thủy rất hoan nghênh.

Tuy nhiên, vấn đề là sau khi cấm như vậy, chính quyền đô thị có thực sự quyết tâm muốn làm các bãi đỗ xe chuyên nghiệp, quy củ, thông minh hay không. Vì nhu cầu đỗ xe là rất lớn, và việc đỗ xe cũng quan trọng không kém việc đi lại.

“Chúng ta cần phát triển mạnh giao thông tĩnh, tăng cường bãi đỗ xe, kể cả các khu đất vàng trong đô thị cũng phải dành cho bãi đỗ xe.

Vừa qua chúng ta đã biến các bãi đỗ xe đang lý được thành phố quy hoạch lại trở thành nơi để xây dựng siêu thị, nhà cao tầng, như vậy sử dụng chính sách sai và những người lãnh đạo trước đây phải chịu trách nhiệm về việc đó.

Hiện nay diện tích giao thông chỉ chiếm 7-8%, trong tương lai sẽ tăng 20-25% thì trong đó có việc sử dụng các bãi đỗ xe để dành cho người đi lại”, ông Nguyễn Xuân Thủy nói.

Sau những bất cập về văn minh trật tự đô thị, những lùm xùm hư hỏng kết cấu hạ tầng, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã có định hướng tiến tới việc dừng trông giữ ô tô trên vỉa hè.

Sau những bất cập về văn minh trật tự đô thị, những lùm xùm hư hỏng kết cấu hạ tầng, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã có định hướng tiến tới việc dừng trông giữ ô tô trên vỉa hè.

Trao đổi với phóng viên, ông Phan Trường Thành - Phó trưởng phòng kế hoạch tài chính, Sở GTVT Hà Nội cho biết, sự tồn tại của các bãi đỗ xe ở lòng đường, hè phố chỉ là “tạm thời”, đáp ứng nhu cầu trước mắt về điểm đỗ xe cho nhân dân. Còn về lâu dài, chắc chắn, cần thêm các bãi đỗ xe theo quy hoạch, và phải giảm bằng được phương tiện cá nhân.

“Thực ra nếu làm hết các bãi đỗ xe theo quy hoạch, tức 3-4% diện tích đất xây dựng đô thị thì cũng chỉ đáp ứng theo quy hoạch thôi. Nhưng nếu đáp ứng toàn bộ lượng phương tiện, với tốc độ phát triển khủng khiếp hiện nay thì không cơ sở hạ tầng nào đáp ứng được.

Do vậy, khi xem xét mạng lưới quy hoạch, cũng cần phát triển mạng lưới vận tải công cộng. Khi ấy, người đi phương tiện công cộng, giảm phương tiện cá nhân, thì nhu cầu đỗ xe sẽ giảm. Còn cứ chạy theo nhu cầu thì không bao giờ làm được. Kinh nghiệm các nước cũng vậy, gần như phương tiện cá nhân xuyên tâm vào nội đô là rất hiếm mà chủ yếu đi phương tiện công cộng. Một nước phát triển, thể hiện ở mạng lưới giao thông công cộng phát triển”

Như vậy, về lý thuyết, các bãi đỗ xe lòng đường, hè phố sẽ tổn tại dưới dạng tạm thời, thời gian ngắn. Nhưng thực tế, để Hà Nội dứt hẳn lệ thuộc vào chúng thì vẫn là một câu chuyện dài, bất chấp rất nhiều hệ lụy chúng đang gây ra cho nền giao thông đô thị. 

Bãi xe tạm thời và sự tiến thoái lưỡng nan của chính quyền đô thị 

12-1807-0813

Sau khi các loạt phóng sự về bãi xe ở lòng đường, hè phố lên sóng VOV Giao thông FM 91 những ngày qua, có rất nhiều luồng ý kiến thú vị, tạo nên một không khí tranh luận sôi nổi.

Đa số ý kiến cho rằng, cần bóc tách các mối quan hệ, lợi ích nhóm đứng đằng sau các bãi đỗ xe, cả có phép, lẫn trái phép, nhằm trả lại không gian vốn có cho các diện tích công sản, phục vụ lợi ích cộng đồng.

Cần quản lý chặt, biến những không gian này trở thành động lực để thực hiện các chính sách khác.

Nhưng cũng có những ý kiến tỏ ra hoài nghi về hiệu quả thực chất của việc dẹp loạn vỉa hè, lòng đường. Bởi họ đã nghiệm ra từ những lần ra quân xử lý kiểu “bắt cóc bỏ dĩa” trước kia. Bên cạnh đó, những người đang được hưởng lợi từ sự tồn tại của các bãi xe, họ đặt vấn đề “Nếu làm chặt quá thì lấy đâu ra chỗ mà đỗ?”

Những nghi ngại ấy hoàn toàn chính đáng, nếu xét về mặt lợi ích cá nhân. Còn về mặt lợi ích cộng đồng, giữ gìn hình ảnh văn minh trật tự đô thị của thành phố, chúng lại bị mâu thuẫn.

Rất khó để một bãi trông xe được cấp phép phải tuân thủ đầy đủ quy trình, thủ tục, nghĩa vụ có thể cạnh tranh được với một bãi xe trái phép mọc lên như nấm sau mưa ở khắp nơi trong thành phố.

Rất khó để một chủ đầu tư chi ra hàng trăm tỷ làm bãi xe thông minh, mất vài chục năm thu hồi vốn cạnh tranh lại được một nhóm người chỉ mất tiền vốn 10.000 đồng mua một lọ sơn ra kẻ vạch thu “tiền tươi”, lợi nhuận “khủng”.

Không thể khuyến khích người dân từ bỏ xe cá nhân, từ bỏ thói quen lái xe vào vùng lõi, khi đường đi bộ tới bến xe, nhà ga, các bãi xe tập trung bị chiếm dụng, ngáng trở, khi việc đỗ xe vẫn quá tùy tiện và được dung túng.

Thật khó để đòi hỏi vấn đề trách nhiệm của các cán bộ, viên chức trực tiếp quản lý, kiểm tra, xử lý khi cơ chế xin-cho ngay từ việc cấp phép đã tạo ra cho họ những điểm mờ để có những cú “bắt tay dưới gầm bàn”, cùng chia nhau những khoản lợi nhuận lớn từ chênh lệch giá thuê công sản với tiềm năng kinh doanh béo bở.

Không dễ để các nhóm lợi ích từ bỏ miếng lợi ích đó.

Trong lịch sử, chính quyền đô thị từng có nhiều cơ hội đứng trước hai lựa chọn để giải quyết vấn đề là nguồn cơn của rất nhiều vấn đề giao thông đô thị khác.

Một là dũng cảm dẹp bỏ hết các điểm đỗ xe tạm thời. Tạo thị trường công bằng, xây dựng hàng loạt cơ chế, chính sách đặc thù tăng giá dịch vụ đến mức hấp dẫn, để thu hút các nhà đầu tư triển khai các bãi đỗ xe tập trung theo quy hoạch. Phát triển trọng điểm vào hệ thống giao thông công cộng, hướng tới mô hình park and ride để người dân gửi xe ở cửa ngõ, trước khi di chuyển bằng phương tiện xanh, phương tiện công cộng vào điểm đến trong nội đô.

Hai là vẫn giữ các bãi trông giữ xe tạm thời, nhưng với một cơ chế giám sát thật sự minh bạch. Những giải pháp các chuyên gia kiến nghị đều không quá khó thực hiện, như chuyển việc cấp phép xin-cho hiện tại sang mô hình đấu giá quyền sử dụng công sản; tăng giá cho thuê công sản theo sát giá thị trường, công khai nguồn thu bằng cách đẩy nhanh việc áp dụng vé điện tử, áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý; sử dụng nguồn thu hiệu quả, tái đầu tư vào hạ tầng giao thông; gắn trách nhiệm của việc giữ đường thông, hè thoáng, coi đó là một tiêu chí trong đánh giá cán bộ, người đứng đầu địa bàn, lĩnh vực phụ trách để giữ kỷ cương, sự nghiêm minh của pháp luật.

Tất cả những lần trước, chính quyền đô thị chọn cách thứ hai, nhưng không kèm với một cơ chế minh bạch. Họ chấp nhận một hiện trạng mập mờ, lúc ngăn nắp, khi lộn xộn, nhếch nhác.

Có thể có nhiều lý do, và chính những người quản lý cũng lâm vào “thế khó”. Bởi lợi ích nhóm không dễ để đẩy lùi, đặc biệt khi nó đã ký sinh quá bền chặt vào công sản.

Những mối quan hệ chằng chịt, những quy định khiến cho chế tài với việc làm sai không phải trả giá đắt hơn những món lợi kiếm được đã và đang là cản trở khổng lồ trong việc giành lại vỉa hè, lòng đường trả về cho cộng đồng.

Bãi đỗ xe và cách ứng xử với nó đang cho thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan của chính quyền đô thị. Bỏ thì không được, mà quản thì không xong!

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hãy quản, chứ đừng cấm
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet