popa
popa
26
11/09/2022 06:01:00 AM

Không được phép nâng tầng, các trường loay hoay bài toán quá tải

Quy định cứng là trường tiểu học không xây dựng hơn 3 tầng và trường trung học không hơn 4 tầng đang trở thành rào cản để giải quyết bài toán thiếu phòng học ở các đô thị lớn. Trong khi nhiều trường tư thục đã được xây cao tầng thì có những trường học nâng tầng lại bị buộc tháo gỡ.

Vậy, cần xem xét lại quy chuẩn xây dựng trường lớp ra sao để đảm bảo tính thống nhất, hướng tới cải thiện tình trạng nhồi nhét học sinh vào những lớp học đông đúc.

Mặt khác, khi điều chỉnh cần có giải pháp gì để thực hiện đúng các quy chuẩn xây dụng, đảm bảo việc tổ chức dạy và học an toàn?

Ở nhiều trường trong nội đô Hà Nội như Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân đều trong tình trạng thiếu phòng học, sỹ số lên đến 60-70 học sinh/lớp, gần gấp đôi so với quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo dành cho bậc tiểu học là không quá 35 học sinh/lớp.

Trong khi đó, tiêu chuẩn giới hạn số tầng khi xây dựng các trường tiểu học và trung học cơ sở đã bộc lộ nhiều bất cập.

Ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng trường THCS - THPT Lương Thế Vinh cho rằng, quy định này đã lỗi thời, không phù hợp với nhu cầu thực tế, bởi để nâng cao chất lượng giáo dục thì yêu cầu giảm tải, tăng số lượng phòng học, tăng diện tích sử dụng cho hoạt động giáo dục là tất yếu.

"Ở các thành phố lớn, diện tích dành cho giáo dục ngày càng bị co hẹp, thiếu thốn rất nhiều thì quy định số tầng, chiều cao của trường học đã trở thành rào cản.

Cần phải thay đổi chính sách về việc xây dựng các nhà trường hiện nay, đặc biệt là việc nâng tầng để đáp ứng tốt hơn hoạt động dạy học đòi hỏi ngày càng cao. Nhà trường giờ không chỉ cần phòng học mà còn cần thêm các phòng chức năng", ông Nguyễn Quốc Bình nói.

Nhiều trường trong nội đô Hà Nội như Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân đều trong tình trạng thiếu phòng học

Nhiều trường trong nội đô Hà Nội như Hoàng Mai, Cầu Giấy, Thanh Xuân đều trong tình trạng thiếu phòng học

Ông Lê Như Tiến - Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội cũng cho rằng, tiêu chuẩn chỉ cho phép trường tiểu học xây 3 tầng hay trung học cơ sở xây 4 tầng tồn tại mấy chục năm nay đã rất lạc hậu. Trong khi, trường học có thể giảm áp lực về cả diện tích và áp lực về số lượng học sinh khi được nâng cấp tầng lên:

"Rất nhiều quận, huyện, phường xã không có chỗ học cho con em, xây dựng chung cư, cao ốc nhưng không có trường học. Tôi đề nghị nâng thêm tầng từ 3 có thể lên 5 tầng, 5 tầng có thể lên 7 tầng để có thêm phòng học nhưng vấn đề quan trọng là phải đảm bảo an toàn, đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy. Ngoài nâng tầng cần tạo thêm quỹ đất dành cho xây dựng trường học".

Nới lỏng quy định yêu cầu giới hạn tối đa 4 tầng đối với trường học, theo Tiến sĩ, Kiến trúc sư Đào Ngọc Nghiêm – nguyên Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội là một giải pháp hợp lý để giải quyết tình trạng quá tải sĩ số tại các trường học của Hà Nội.

Tuy nhiên, theo ông Nghiêm, đề xuất nâng tầng không thể giải quyết cục bộ được mà phải xem xét đồng bộ với các tiêu chuẩn khác: "Nâng tầng ở đây phải có điều kiện, có thể tăng mật độ xây dựng lên cao nhưng các tầng trên phải dành cho văn phòng còn học sinh vẫn học ở dưới.

Trong thiết kế cần chú trọng lối an toàn, thoát nạn, đồng thời đòi hỏi năng lực của cơ quan cấp phép xây dựng đảm bảo; chính quyền địa phương cần giám sát thực hiện theo đúng thiết kế".

Việc nâng số tầng của trường học là đúng đắn, là hướng đi để giải quyết bài toán thiếu phòng học ở các thành phố lớn

Việc nâng số tầng của trường học là đúng đắn, là hướng đi để giải quyết bài toán thiếu phòng học ở các thành phố lớn

Thực tế, một số trường tại Hà Nội đã thí điểm và được cấp phép xây dựng nâng tầng nhưng là hoạt động riêng lẻ với quy trình tốn kém thời gian. Do đó, các chuyên gia kiến nghị Bộ Xây dựng sửa đổi quy định cho phù hợp thực tiễn, tháo gỡ khó khăn cho ngành giáo dục, các nhà trường.

Nếu quy định này không được điều chỉnh kịp thời thì không chỉ bài toán thiếu trường, thiếu lớp ở các thành phố lớn khó lòng được giải quyết được mà sẽ có rất nhiều trường học phải đập đi, xây lại gây lãng phí rất lớn.

Từng nhiều lần nêu kiến nghị về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, cần sớm thống nhất, điều chỉnh theo hướng mở hơn quy chuẩn an toàn phòng cháy, cho phép nâng tầng trường học để làm cơ sở cho các trường nghiên cứu xây dựng, cải tạo, giải quyết được nhu cầu bức thiết hiện nay.

"Tất nhiên chúng ta phải đặt ra yêu cầu đảm bảo yếu tố môi trường, an toàn, cảnh quan đô thị nhưng tất cả các vấn đề đó sẽ được giải quyết với tinh thần chung là tháo gỡ rào cản, phát triển trường học, đáp ứng nhu cầu xã hội. Cần quy hoạch kiến trúc chuẩn cho các trường học, trong đó cho phép nới, nâng tầng ở mức độ cần thiết, hình thành cơ chế như vậy thì mới thông thoáng về mặt pháp lý và có cơ sở để làm", chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong nhận định.

Thực tiễn đã chứng minh, việc nâng số tầng của trường học là đúng đắn, là hướng đi để giải quyết bài toán thiếu phòng học ở các thành phố lớn. Vấn đề này đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng oái oăm là các văn bản có tính quy phạm pháp luật thì vẫn giữ nguyên không thay đổi.

Trong khi, các trường học không cho xây cao lên thì đồng nghĩa với sĩ số lớp sẽ đông đúc, chất lượng giáo dục rất khó được nâng lên. Ở các nước trên thế giới, hầu hết đều cho phép xây trường học cao tầng, trung bình từ 7-8 tầng.

Khi trường không được xây thêm, lớp học chẳng thể nới rộng, chỉ còn cách là “nhồi” năm mươi, sáu mươi đứa trẻ vào cùng một lớp

Khi trường không được xây thêm, lớp học chẳng thể nới rộng, chỉ còn cách là “nhồi” năm mươi, sáu mươi đứa trẻ vào cùng một lớp

Một thực tế đang tồn tại là các trường ở những đô thị lớn có số học sinh ngày càng tăng nhưng không gian, quỹ đất dành cho giáo dục ngày càng “eo hẹp”.

Điều này không chỉ bằng cách cấp phép xây dựng nâng tầng trường học là có thể giải quyết mà cần những chính sách về đầu tư, ưu tiên quỹ đất dành cho giáo dục. Nếu không, dưới góc nhìn của VOV Giao thông thì “Quỹ đất hẹp, hay giáo dục “lép vế”?

Giữa thời kỳ phát triển như vũ bão của đô thị hóa, của tốc độ xây dựng, mà những đứa trẻ thành phố vẫn phập phồng nguy cơ thất học, thậm chí nỗi lo thất học căng thẳng hơn rất nhiều càng vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Đó thực sự là một nghịch lý bi hài.

Nhưng nó đang diễn ra hàng năm, cứ mỗi dịp tuyển sinh và đầu năm học mới. Những cuộc đua vào trường công với tỉ lệ chọi “nảy lửa”. Những phụ huynh thâu đêm suốt sáng xếp hàng nộp hồ sơ cho con. Những đứa trẻ ngơ ngác đi cùng bố mẹ tới trường mầm non, đợi bốc thăm may rủi.

Và sau tất cả, khi trường không được xây thêm, lớp học chẳng thể nới rộng, chỉ còn cách là “nhồi” năm mươi, sáu mươi đứa trẻ vào cùng một lớp. Bàn ghế xếp kịch lên bục giảng, cô giáo chỉ có thể đứng trên nhìn xuống thay vì đến gần từng học trò.

Còn các bố mẹ, nếu không chạy đua quyết liệt kiếm một suất trường công cho con, thì sẽ lại phải đua, “cày cuốc” ở công sở, chỗ làm thêm để có tiền cho con học trường tư, với mức chi phí gấp dăm bảy lần. Đồng nghĩa thời gian họ dành cho chăm sóc, giáo dục con em mình sẽ co hẹp lại, hoặc đành phải “khoán trắng” cho nhà trường.

Khi nhu cầu tối thiểu của mỗi gia đình là trẻ em được đến trường cũng trở nên quá xa xỉ, rất khó có thể nói, đô thị đó, địa phương đó là nơi đáng sống.

Nếu chuyện chỗ học hành của con trẻ được xếp vào đúng vị trí cần có trong thứ tự ưu tiên, các chính sách sẽ dịch chuyển theo để trẻ thực sự có một mái trường, chứ không phải là một chỗ ngồi trong lớp

Nếu chuyện chỗ học hành của con trẻ được xếp vào đúng vị trí cần có trong thứ tự ưu tiên, các chính sách sẽ dịch chuyển theo để trẻ thực sự có một mái trường, chứ không phải là một chỗ ngồi trong lớp

Trong báo cáo tổng kết cuối năm, các đô thị rất hân hoan với những con số tăng trưởng kinh tế, mức độ hút vốn đầu tư, sản lượng du khách, độ khủng của các dự án trọng điểm…. Báo cáo về số trường lớp mới được xây rất hiếm khi xuất hiện.

Các chỉ số đánh giá sự hài lòng cũng mới dừng lại ở ý kiến nhà đầu tư, doanh nghiệp, hay ở bộ phận một cửa, chứ chưa thấy đánh giá ở cổng trường.

Những thước đo về phát triển giáo dục đang được tính bằng việc hoàn thành chương trình, bằng số học sinh khá giỏi và các giải thưởng thi đấu, thi đua, mà quên mất điều kiện cơ bản là đảm bảo quyền đến trường của trẻ em, theo đúng luật.

Đằng sau những thách tích rất đáng ngưỡng mộ về thầy giỏi trò ngoan, là các phòng học mà trẻ em đã bước vào thì ai ngồi đâu, ngồi yên đó.

Nghịch lý hơn, trong khi chung cư, tổ hợp cao tầng vẫn dễ dàng mọc lên với quy mô nhiều đến hàng hecta, bên các trục giao thông lớn, thì việc bố trí một mảnh đất xây trường cho trẻ con lại cực kỳ khó khăn.

Trong khi các khu đô thị xây thô bỏ hoang la liệt và rất nhiều khu đất vướng pháp lý chưa thể giải quyết hàng chục năm nay, thì thành phố vẫn kêu không kiếm đâu ra đất xây trường.

Khi cấp phép xây một chung cư, những người làm quy hoạch đô thị đã dự tính ngay được số trẻ em cần đến trường trong 5 năm, 10 năm tới. Nhưng sự quá tải vẫn cứ diễn ra, như không thể nào khác được.

So với nhiều đô thị khác trên thế giới, độ nén của dân cư tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn chưa phải top đầu.

Nếu chuyện chỗ học hành của con trẻ được xếp vào đúng vị trí cần có trong thứ tự ưu tiên, các chính sách sẽ dịch chuyển theo để trẻ thực sự có một mái trường, chứ không phải là một chỗ ngồi trong lớp.

Nếu coi sự hài lòng về giáo dục của người dân là tiêu chí phát triển đô thị, thì các nhà quản lý sẽ hành động để thúc đẩy nó, nhằm có được những báo cáo tích cực sau mỗi cuối năm, thay vì “khoe” các con số tăng trưởng.

Cho nên, sự hạn hẹp của quỹ đất chỉ là một lý do. Vị trí hạn hẹp của giáo dục trong mối quan tâm của các nhà quản lý đô thị, mới thực sự là mấu chốt./.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc
Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc
Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.
Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc
Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.
Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet