popa
popa
26
30/01/2023 02:53:54 AM

Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam 2023? (Phần 2)

Trước những thách thức đến từ nội tại và ngoại tại của nền kinh tế, đâu sẽ là nguồn lực để giữ được ổn định kinh tế vĩ mô?

Tin trong nước và thế giới

# Nhằm tiếp tục hỗ trợ người dân và doanh nghiệp có điều kiện phục hồi sản xuất kinh doanh, Bộ Tài chính vừa đề xuất hàng loạt các giải pháp về thuế, phí trong năm 2023. 

Ảnh minh họa 

Ảnh minh họa 

Và mới đây, Bộ Tư pháp cho rằng mức thuế với khoản thu nhập từ trúng thưởng ở Việt Nam hiện quá thấp so với các nước, nên Bộ đề xuất tăng theo mức luỹ tiến.

# Ngành dệt may dự báo, nhu cầu thế giới có thể phục hồi trong quý III và quý IV, giúp toàn ngành đạt mục tiêu xuất khẩu 45 tỷ USD. 

Còn Hiệp hội rau quả Việt Nam dự báo với các hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, XK rau quả năm nay sẽ bùng nổ và đạt 4 tỷ USD.

# Trả lời kiến nghị về việc hỗ trợ lãi suất cho vay bằng USD đối với các doanh nghiệp tham gia hoạt động XNK, NHNN cho biết hỗ trợ lãi suất cho vay ngoại tệ sẽ làm tăng nhu cầu ngoại tệ và gây áp lực với tỷ giá. 

Ở lĩnh vực BĐS, các chuyên gia của Cushman&Wakefield Việt Nam nhận xét hiện thị trường căn hộ tại Hà Nội đang hướng tới nhu cầu mua ở thực. 

# Sát thềm Tết Nguyên đán, tại TPHCM, nhiều loại hoa, trái cây bắt đầu tăng giá, đặc biệt là các sản phẩm trưng bày ngày Xuân với mức giá tăng từ 20-50%. 

Còn tại Hà Nội, nguồn hàng từ các tỉnh thành lân cận  trung chuyển qua các chợ đầu mối để phục vụ nhu cầu Tết cho người dân Thủ đô đang tăng từ 30-50% so với ngày thường. 

# Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đã giữ nguyên dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ toàn cầu năm 2023, dù triển vọng kinh tế đang cải thiện sau khi Trung Quốc mở cửa. 

Và mới đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã điều chỉnh các quy định về trợ cấp để đẩy nhanh và đơn giản hóa việc cấp phép sản xuất năng lượng sạch. 

# Bloomberg dự báo, dân số giảm kéo theo lực lượng lao động và thị trường tiêu dùng của Trung Quốc co lại, khiến nền kinh tế nước này sẽ khó vượt Mỹ.

Và theo thống kê, thị trường smartphone toàn cầu được khi nhận là khó khăn nhất trong 9 năm, khi doanh số thấp hơn 11% so với năm trước đó. 

Kịch bản nào cho kinh tế Việt Nam 2023?

Trước những thách thức đến từ nội tại và ngoại tại của nền kinh tế, đâu sẽ là nguồn lực để giữ được ổn định kinh tế vĩ mô? Việc tối ưu hoá nguồn lực trên mọi cấp độ từ vĩ mô tới doanh nghiệp và người dân có ý nghĩa ra sao trong việc tăng cạnh tranh cũng như tăng đà cho tăng trưởng và phát triển bền vững?

Ảnh minh họa baochinhphu

Ảnh minh họa baochinhphu

Nhìn lại năm 2022 có điểm rất đáng chú ý tác động đến nền kinh tế thế giới và Việt Nam. Một là cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn trong đó có Mỹ-Trung Quốc tạo ra sự phân cực chính trị trên thế giới. Hai là cuộc khủng hoảng ở Ukraine, với những phản ứng nhiều chiều của các bên, tạo ra sự đứt gãy chuỗi cung ứng, nhất là năng lượng và lương thực.

Do vậy, những yếu tố phi thị trường đã ảnh hưởng rất nhiều tới nền kinh tế nước ta.

Từ góc độ địa chính trị, ông Phạm Quang Vinh – nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao – trưởng SOM ASEAN Việt Nam nhận định về kinh tế 2023 như sau: "Năm 2023 có rất nhiều kịch bản: Liệu hai bên tiếp tục nhùng nhằng như hiện nay hay xung đột bùng nổ lớn hơn hay có tín hiệu tạm ngừng bắn? Cả 3 kịch bản này người ta vẫn tính xảy ra. Nhưng kể cả có bùng nổ xung đột lớn hơn thì phản ứng của Mỹ và phương Tây đối với Nga trong câu chuyện này là thắt chặt về mặt hàng hóa, an ninh, tài chính, năng lượng"

Theo TS Nguyễn Xuân Thành – Đại học Fullbright Việt Nam, trước những khó khăn thách thức như vậy, vẫn còn một “cửa hẹp” trong năm 2023 để Việt Nam có thể đổi chiều được chính sách và giải quyết được những khó khăn trong nội tại nền kinh tế Việt Nam, khi mà điều kiện thuận lợi bên ngoài cho phép.

"Theo dự tính, cuối tháng 5 sẽ có dư địa cho Việt Nam do chúng ta không phải chạy đua lãi suất trong nước với đồng USD, áp lực tỷ giá qua đi. Đó cũng là dư địa để chúng ta đổi mới chính sách, ổn định vĩ mô. Tác động thứ 2 để Việt Nam điều chỉnh chính sách nhìn từ nước ngoài là Trung Quốc, kỳ vọng vào cơn gió xuôi khi quốc gia này mở cửa".

Dưới tác động của Mỹ và Trung Quốc thì cần nhấn mạnh tính chủ động của Việt Nam. Trong cạnh tranh chiến lược, chúng ta kỳ vọng vào đầu tư công, tiêu dùng dân cư trong nước để bù đắp cho suy giảm xuất khẩu, nhưng cần phải giải ngân vốn FDI cùng với giải ngân đầu tư công thì mới có bức tranh sáng cho nền kinh tế.

Còn với quan sát thận trọng hơn, TS Nguyễn Bích Lâm – Nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê cho rằng, kinh tế Việt Nam năm 2023 vẫn rất khó khăn, độ trễ lạm phát và biến cố trái phiếu doanh nghiệp là những vấn đề cần được quan tâm đặc biệt. Những động lực cho tăng trưởng từ quan điểm của ông như sau:

"Về các động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023, tôi cho rằng vẫn là thể chế, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.  EU vẫn là thị trường hứa hẹn với Việt Nam năm 2023, chúng ta nên tập trung xuất khẩu vào thị trường này. Thể chế và môi trường kinh doanh không tốt thì không có nội lực cho tăng trưởng. Nếu môi trường thể chế được tháo gỡ đó là sẽ động lực cho tăng trưởng, tạo đà cho năm 2023 và các năm tiếp theo, giúp Việt Nam bớt lệ thuộc vào bên ngoài"

Cũng bàn về nguồn lực, ông Phan Đức Hiếu – Uỷ viên thường trực Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội nhận định cần được rút kinh nghiệm, đó là đánh giá về nguồn lực mới huy động được và cách phân bổ nguồn lực. Năm 2023, phương châm hành động của Chính phủ nên là hành động quyết liệt, minh bạch và có thể dự đoán được. Ông Phan Đức Hiếu đề xuất về những hành động chính sách như sau:

"Thứ nhất, biến những giải pháp, đề án, chiến lược đã đề ra thành hành động và hành động nhanh. Thứ hai bám sát khó khăn của doanh nghiệp; nên tận dụng, xem xét điều chỉnh nguồn lực cho phù hợp với khó khăn của doanh nghiệp. Thứ ba giải quyết nhanh các vấn đề nền tảng của nền kinh tế như thị trường vốn, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng".

Sau tác động của Covid19 và những xung đột vũ trang cục bộ gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng của toàn thế giới; Việt Nam đang quyết liệt thực hiện chủ trương cơ cấu lại nền kinh tế một cách thực chất. Việc nhìn nhận đánh giá đúng nguồn lực và phân bổ hợp lý, có những hành động dài hạn sẽ giúp cho bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2023 tươi sáng hơn.

Thông tin chứng khoán

Ảnh minh họa 

Ảnh minh họa 

# Thị trường chứng khoán trong nước khởi đầu phiên giao dịch cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán khá thận trọng và kết phiên tại 1.108,08 điểm, tăng 9,8 điểm (+0,89%).

# Về mức độ đóng góp, ngành Ngân hàng, Dịch vụ tài chính và Bán lẻ là lực đỡ chính của thị trường. Về mức độ tăng điểm, nhóm cổ phiếu vừa và nhỏ đang thu hút dòng tiền tốt hơn với hai chỉ số đại diện là VNMidcap và VNSmallcap tăng lần lượt 0,81% và 0,94%.

# Theo SSI Reseach, thanh khoản cải thiện so với phiên trước khi GTGD sàn HOSE đạt 11.718 tỷ đồng, tăng hơn 14%.Chuỗi mua ròng của NĐTNN tiếp tục được nối dài thêm 792 tỷ đồng.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Kinh Tế
Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh
Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng.
Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh
Số liệu từ Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho thấy, đóng cửa ngày giao dịch 15/4, diễn biến phân hoá khiến sắc xanh đỏ đan xen trên bảng giá hàng hoá nguyên liệu thế giới. Sắc đỏ hoàn toàn phủ kín bảng giá nông sản và năng lượng.
Giá cà phê, kim loại nối dài đà tăng mạnh
Đề xuất cho phép tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết
Đề xuất cho phép tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết
Dự kiến bãi bỏ quy định về thời hạn mua lại, cho phép các ngân hàng được mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, mà không cần phải đợi hết 12 tháng như quy định cũ.
Đề xuất cho phép tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết
Dự kiến bãi bỏ quy định về thời hạn mua lại, cho phép các ngân hàng được mua lại ngay trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết, mà không cần phải đợi hết 12 tháng như quy định cũ.
Đề xuất cho phép tổ chức tín dụng mua lại trái phiếu doanh nghiệp chưa niêm yết
Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao
Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao
Theo ghi nhận từ báo cáo của các ngân hàng thương mại, tín dụng bắt đầu tăng trưởng trở lại sau 2 tháng đầu năm 2024. Không chỉ vậy, nhu cầu vay tiêu dùng và mua nhà cũng tăng cao, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.
Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao
Theo ghi nhận từ báo cáo của các ngân hàng thương mại, tín dụng bắt đầu tăng trưởng trở lại sau 2 tháng đầu năm 2024. Không chỉ vậy, nhu cầu vay tiêu dùng và mua nhà cũng tăng cao, trong bối cảnh thị trường bất động sản đang dần hồi phục.
Nhu cầu tín dụng cá nhân cho tiêu dùng, mua nhà bắt đầu tăng cao
Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.
Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết sẽ tăng cung vàng miếng để xử lý tình trạng chênh lệch cao của giá trong nước so với giá thế giới, giúp ổn định thị trường vàng.
Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng các phương án can thiệp thị trường vàng
34
35
35
36
37
37
chi tiet