TC mob 414x207
26
12/12/2022 06:00:00 AM

Làm gì để có mặt bằng sạch, kịp khởi công cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2?

Các địa phương phải bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp khởi công trước ngày 20/11/2022 và bàn giao toàn bộ diện tích còn lại trong quý II/2023. Tuy nhiên, đến nay công tác đền bù GPMB ở một số địa phương còn chậm, nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ khởi công các gói thầu đầu tiên.

Vậy các địa phương sẽ làm gì để bàn giao mặt bằng sạch, kịp khởi công cao tốc Bắc Nam giai đoạn 2 vào cuối năm nay?

Hà Tĩnh có gần 103km đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 đi qua, với diện tích giải phóng mặt bằng khoảng 900ha, đến nay địa phương đã bàn giao được hơn 82% mặt bằng sạch cho chủ đầu tư, đáp ứng tiến độ Chính phủ đề ra.

Ông Lê Anh Sơn, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Tĩnh khẳng định: "Hiện nay các địa phương đang tiếp tục kiểm đếm, chi trả đền bù; đối với các khu tái định cư cơ bản đã hoàn thành việc lập quy hoạch và đang lập dự án để đưa vào xây dựng, đền bù cho người dân để di dời đến khu tái định cư mới; đối với các công trình hạ tâng kỹ thuật, các địa phương cũng đang tích cực kiểm đếm cũng như lên phương án kịp thời di dời, đảm bảo đúng tiến độ bàn giao 100% mặt bằng cho chủ đầu tư trước quý 2/2023".

Ông Hoàng Chiến Thắng, Giám đốc quản lý dự án Bãi Vọt - Hàm Nghi, Hàm Nghi - Vũng Áng cho biết, với sự vào cuộc tích cực của địa phương, các cán bộ hiện trường Ban quản lý dự án Thăng Long luôn sát cánh cùng chính quyền sở tại kịp thời hỗ trợ công tác bồi thường, tái định cư giải phóng mặt bằng.

Nhờ đó đến ngày 20/11 địa phương này đã bàn giao được 77% mặt bằng cho dự án, vượt mốc 70% mà Chính phủ giao.

"Thứ nhất sự vào cuộc quyết liệt cũng như chỉ đạo sát sao của lãnh đạo tỉnh và từ tỉnh đến cấp thôn, nhận được sự đồng thuận của người dân. Vì thế công tác giải phóng mặt bằng vượt tiến độ về thời gian và khối lượng so với Nghị quyết 18 của Chính phủ. Về phía Ban đang phấn đấu đạt đúng kế hoạch mà Chính phủ và Bộ GTVT giao, dự kiến từ ngày 26-31/12 sẽ khởi công dự án", ông Thắng nói.

Mặt bằng tại một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Mặt bằng tại một số dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2

Còn tại 2 dự án Vũng Áng – Bùng, Bùng - Vạn Ninh, công tác giải phóng mặt bằng đang được thực hiện rất khẩn trương. Trong đó, 13 km thuộc địa bàn Hà Tĩnh đã bàn giao được hơn 83% mặt bằng sạch, còn lại 90km qua địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng đã bàn giao được 72% mặt bằng, đủ các điều kiện khởi công dự án.

Ông Trần Hữu Hải, Giám đốc Ban QLDA 6 cho biết: "Với vai trò quản lý, chỉ đạo của Bộ GTVT, lan tỏa xuống các Ban, từ công tác khảo sát thiết kế các bước đến nay đã hoàn thành. Công tác chuẩn bị để khởi công, gồm lựa chọn nhà thầu xây lắp, bảo hiểm, tư vấn giám sát đều đã hoàn thành theo tiến độ của Bộ. Công tác giải phóng mặt bằng 2 dự án này đã bàn giao vượt tiến độ, nhưng không dừng lại ở đó, phải cố gắng đẩy nhanh không chỉ phục vụ khởi công mà còn đáp ứng được mặt bằng khi nhà thầu triển khai đồng loạt".

Tại dự án Quảng Ngãi – Hoài Nhơn, gần 28km thuộc địa bàn Thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định) đã bàn giao được hơn 71% mặt bằng sạch, trong khi đó hơn 60km đi qua địa bản tỉnh Quảng Ngãi mới bàn giao được hơn 61%, chậm so với kế hoạch.

Hiện tỉnh Quảng Ngãi đang tập trung nhiều giải pháp, cam kết đến ngày 20/12 phê duyệt và chi trả tiền bồi thường đạt ít nhất 70% trên toàn tuyến, bàn giao đủ mặt bằng để khởi công.

Ông Lê Thắng, Giám đốc Ban quản lý dự án 2 cho biết: "Địa phương cam kết với chúng tôi là trước khi khởi công sẽ bàn giao được 70% mặt bằng. Vì vậy chúng tôi cũng rất quyết liệt, anh em cán bộ trong Ban trực tiếp xuống phối hợp với địa phương để rà soát các công tác liên quan đến giải phóng mặt bằng. Liên quan đến nguồn tiền, chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện để cung cấp nguồn tiền giải phóng mặt bằng để địa phương chi trả kịp thời cho các hộ dân bị ảnh hưởng cũng như các công trình công cộng và tái định cư".

Với chiều dài 48km, dự án Chí Thạnh – Vân Phong cũng đang gặp nhiều vướng mắc trong công tác đền bù giải phóng mặt bằng.

Hiện tỉnh Phú Yên mới bàn giao được 21% mặt bằng sạch cho dự án, hơn 78% diện tích còn lại chủ yếu là đất nông nghiệp, địa phương chưa ban hành được đơn giá đất và giá cây trồng, khiến cho việc cho chi trả đền bù và bàn giao mặt bằng sạch chưa đáp ứng tiến độ.

Ông Hồ Xuân Thắng, Giám đốc điều hành dự án chia sẻ: "Để khởi công, trước mắt địa phương bàn giao 21% đất công, về giá đất đến nay đã có 3/5 huyện trình hội đồng giá đất của tỉnh. Dự kiến trong tuần này sẽ duyệt giá đất cho 3 huyện. Khi có giá đất sẽ chi trả tiền đất cho người dân, nhưng giá cây trồng chưa có, về lý thuyết dân vẫn chưa bàn giao. Nếu có nhà thầu rồi chúng tôi sẽ đề nghị nhà thầu cho tạm ứng tiền cây để trả cho dân, sau này tỉnh duyệt xong giá cây trồng sẽ hoàn trả tiền lại cho nhà thầu".

Empty

Tương tự, việc công bố giá đất đền bù của tỉnh Khánh Hòa cũng khá chậm đã ảnh hưởng đến tiến độ bàn giao mặt bằng cho dự án Vân Phong – Nha Trang.

Tuy nhiên, nhờ sự đồng thuận của người dân đến nay địa phương này đã bàn giao được gần 71% diện tích mặt bằng, trong đó có gần 11km mặt bằng sạch. Ông Đặng Văn Dũng, Giám đốc điều hành dự án cho biết:

"Cái khó khăn lớn nhất là địa phương công bố giá đền bù rất chậm, đến 31/10 mới có thông báo thu hồi đất. Trong khi công bố giá đất thì phải niêm yết tối thiểu 21 ngày thì mới áp giá đền bù và chi trả cho người dân được. Tuy nhiên, ở đây người dân rất đồng thuận, chỉ cần niêm yết giá thì họ sẽ tự nguyện bàn giao mặt bằng cho chúng tôi".

Hiện nay công tác giải phóng mặt bằng tại dự án Vạn Ninh - Cam Lộ cũng đang chậm tiến độ so với kế hoạch. Trong đó, đoạn qua tỉnh Quảng Trị có chiều dài gần 33km hiện mới bàn giao được gần 5km, đạt hơn 15% mặt bằng.

Quảng Trị đang yêu cầu các huyện đẩy nhanh tiến độ áp giá, bồi thường, đẩy mạnh công tác dân vận để người dân đồng thuận và sớm bàn giao mặt bằng.

Dự kiến, đến 31/12 tỉnh Quảng Trị sẽ bàn giao được khoảng 67% mặt bằng sạch. Còn tại các dự án Hậu Giang - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau có chiều dài 110km, đến nay mặt bằng sạch đã đạt khoảng 85%, vượt tiến độ đề ra.

Việc hoàn thiện các khu tái định cư và bàn giao cho người dân trong quý II/2023 là rất khó khả thi, nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho dự án.

Việc hoàn thiện các khu tái định cư và bàn giao cho người dân trong quý II/2023 là rất khó khả thi, nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho dự án.

Mặt bằng luôn là nút thắt tại các dự án hạ tầng giao thông, với dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2 lại càng khó hơn bởi thời gian bàn giao mặt bằng sạch vô cùng gấp gáp, với một khối lượng công việc khổng lồ.

Tuy nhiên, dưới góc nhìn của VOV Giao thông bên cạnh câu chuyện muôn thuở về giá đền bù thì vấn đề tái định cư cho người dân nếu không hợp lý sẽ là rào cản khiến công tác giải phóng mặt bằng bị đình trệ.  

Góc nhìn của VOV Giao thông: Tái định cư phải đi trước một bước và hợp lòng dân

Mới đây, trong chuyến khảo sát công tác giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Cần Thơ - Cà Mau, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặc biệt lưu ý, để giải phóng mặt bằng thuận lợi, khi làm dự án người dân cần được tái định cư tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ.

Theo Thủ tướng, khi làm đường thì dự án tái định cư phải làm trước, đáp ứng được các nhu cầu sinh hoạt, y tế, văn hóa, giáo dục.

Trong quá trình quy hoạch phải đi trước một bước, phải có tầm nhìn xa làm sao để người dân trong phạm vi quy hoạch phải thấy được lợi ích của họ khi được quy hoạch chứ không phải là bị quy hoạch.

Tại dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2 có tổng chiều dài khoảng 729km, đi qua địa phận 12 tỉnh, thành phố, với nhu cầu sử dụng đất khoảng 5.481 ha, số hộ dân bị ảnh hưởng là gần 14 nghìn hộ, số hộ tái định cư gần 12 nghìn hộ, với hàng trăm khu tái định cư.

Tuy nhiên, thực thế cho thấy công tác triển khai xây dựng các khu tái định cư tại nhiều địa phương hiện rất chậm, hầu hết mới ở bước phê duyệt quy hoạch 1/500, đang tiến hành công tác khảo sát thiết kế, sau đó mới tiến hành lựa chọn nhà thầu xây lắp...

Và để xây dựng được các khu tái định cư còn rất nhiều việc phải triển khai như thu hồi đất, giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bàn giao đất cho người dân hoặc có những khu tái định cư phải xây dựng nhà ở cho người dân.

Vì vậy, việc hoàn thiện các khu tái định cư và bàn giao cho người dân trong quý II/2023 là rất khó khả thi, nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ công tác giải phóng mặt bằng và bàn giao mặt bằng cho dự án.

Khi các dự án tái định cư hợp lòng dân, ắt họ sẽ sẵn sàng di dời và bàn giao mặt bằng cho dự án

Khi các dự án tái định cư hợp lòng dân, ắt họ sẽ sẵn sàng di dời và bàn giao mặt bằng cho dự án

Bên cạnh đó, công tác quy hoạch tái định cư ở nhiều nơi chưa thực sự phù hợp, nhiều hộ dân cố bám trụ không bàn giao mặt bằng, không chuyển đến ở khu tái định cư hoặc có chuyển đến ở nhưng hạ tầng thiết yếu về y tế, giáo dục chưa hoàn thiện khiến người dân lo lắng.

Chưa kể nhiều khu tái định cư quá xa đồng ruộng hoặc thậm chí không có đất để sản xuất, khiến cuộc sống của người dân trở nên bấp bênh.

Đối với các khu tái định cư có xây dựng nhà thì các quy chuẩn, tiêu chuẩn về nhà ở tái định cư cũng chưa thật rõ ràng, chất lượng nhà ở chưa đáp ứng yêu cầu, nên người dân không mặn mà với các dự án tái định cư.

Vì lẽ đó, các địa phương cần phải đặc biệt quan tâm đến công tác quy hoạch các khu tái định cư, đảm bảo có kết nối tốt về điện, nước, trường học, bệnh viện và các cơ sở hạ tầng khác, giúp người dân yên tâm sinh sống trong những điều kiện tốt nhất.

Bên cạnh đó, địa phương cũng cần mềm dẻo, linh hoạt như đền bù trực tiếp bằng tiền để người dân tự tìm mua nhà đất phù hợp với nhu cầu. Ngoài ra, việc lựa chọn nhà thầu phải công khai, minh bạch, bảo đảm lựa chọn được nhà thầu có uy tín, năng lực.

Đặc biệt, chính quyền địa phương phải tính đến đảm bảo công ăn việc làm cho người dân hoặc đảm bảo quỹ đất để họ sản xuất nông nghiệp tại nơi tái định cư. Khi các dự án tái định cư hợp lòng dân, ắt họ sẽ sẵn sàng di dời và bàn giao mặt bằng cho dự án.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...
Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...
Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.
Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...
Chính phủ đã ban hành kế hoạch phát triển 1 triệu căn nhà ở xã hội trên phạm vi cả nước trong giai đoạn 2021-2030, tuy nhiên, dù đã trải qua gần 1 nửa chặng đường nhưng số dự án nhà ở xã hội đến được người cần là chưa đáng kể.
Phát triển nhà ở xã hội: Xin đừng thất hứa...
Góp một cây để có rừng
Góp một cây để có rừng
Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia (Gaia Nature Conservation) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào 8/2016 bởi hội liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Góp một cây để có rừng
Trung tâm bảo tồn thiên nhiên Gaia (Gaia Nature Conservation) là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào 8/2016 bởi hội liên hiệp khoa học kỹ thuật Việt Nam (VUSTA).
Góp một cây để có rừng
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet