popa
popa
26
01/12/2022 02:02:00 PM

Làm gì để dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 1 kịp về đích?

Theo kế hoạch, hơn 361 km thuộc 4 dự án cao tốc Bắc - Nam gia đoạn 1 gồm Mai Sơn - QL45, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Phan Thiết - Dầu Giây sẽ phải thông xe kỹ thuật vào cuối năm nay; đưa vào khai thác vào dịp 30/42023.

 

Tại dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết: Nhà thầu thi công ngày đêm liên tục, theo hình thức cuốn chiếu để kịp thông xe kỹ thuật ngày 31/12/2022.

Tại dự án Vĩnh Hảo - Phan Thiết: Nhà thầu thi công ngày đêm liên tục, theo hình thức cuốn chiếu để kịp thông xe kỹ thuật ngày 31/12/2022.

 Với 49km đường và 29 cầu, gói thầu XL04, dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết hiện đạt 67% về giá trị và  87% về khối lượng (chậm khoảng 8% so với kế hoạch), riêng khối lượng nền đường hoàn thành 98%.

Theo ông Nguyễn Công Ý, Giám đốc điều hành gói thầu XL04 - nhà thầu Vinaconex, sau nhiều khó khăn về dịch bệnh, thiếu nguồn vật liệu kéo dài, bão giá và ở giai đoạn nước rút dự án lại đối mặt với việc thiếu nhân lực.

Tuy nhiên, với quyết tâm về đích đúng tiến độ, đơn vị đã bố trí khoảng 800 cán bộ kĩ sư, công nhân và trên 430 xe máy thiết bị, tổ chức 11 mũi thi công đường và 29 tổ đội thi công cầu, phấn đấu đến 31/12 sẽ hoàn thành toàn bộ cầu chính, thảm xong lớp bê tông nhựa C19.

"Vinaconex đã có không dưới 3 cuộc họp hội đồng quản trị cấp cao nhất, cho dù khó khăn đến mấy cũng quyết tâm đưa dự án này về đích đúng tiến độ. Hội đồng quản trị đã quyết định tung vào đây một dòng vốn ở nguồn khác, đáp ứng mọi yêu cầu về vật tư, nhiên liệu và xe máy thiết bị. Hiện nay, lực lượng xe máy thiết bị đưa vào đây bằng 1,4 lần so với yêu cầu huy động xe máy thiết bị trong hồ sơ dự thầu; tăng ca tăng kíp làm ngày làm đêm", ông Nguyễn Công Ý cho biết.  

Ông Phạm Quốc Huy, Giám đốc dự án Vĩnh Hảo – Phan Thiết cho biết, sản lượng dự án hiện đạt khoảng 61% giá trị hợp đồng, tiến độ thi công chậm hơn 11%. Trong đó, hạng mục nền móng đã cơ bản hoàn thành, thảm bê tông nhựa đạt khoảng 60%. Hiện nay các nhà thầu đang dồn toàn lực, với trên 500 đầu máy thiết bị chính và khoảng 3.000 cán bộ, kĩ sư, công nhân tổ chức 150 mũi thi công đồng loạt  theo hình thức cuốn chiếu, phấn đấu thông xe kỹ thuật vào cuối tháng 12.

"Giải pháp triển khai, tiếp tục tăng cường máy móc thiết bị, huy động thêm nhân lực, các tổ đội thi công ở công trường, duy trì tổ chức thi công 3 ca 4 kíp xuyên đêm.

Ban QLDA 7 cùng các nhà thầu hiện đang quyết tâm rất cao, lãnh đạo các nhà thầu cũng tập trung dồn toàn lực cho dự án này và những lãnh đạo chủ chốt của nhà thầu hiện cũng đang nằm toàn bộ ở công trường để kịp thời giải quyết về dòng tiền, máy móc thiết bị và đôn đốc chỉ đạo an hem ở công trường để đảm bảo hoàn thành theo đúng chỉ đạo của Bộ trưởng", ông Phạm Quốc Huy nói.

Thảm bê tông nhựa tại dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Thảm bê tông nhựa tại dự án thành phần Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Còn tại dự án thành phần Phan Thiết – Dầu Giây sản lượng tuyến chính đạt gần 78%, khối lượng theo hợp đồng đạt 67%, chậm tiến độ khoảng 8% so với kế hoạch. Để bù tiến độ, các nhà thầu hiện đang bố trí 89 mũi thi công, với hơn 700 lao động và máy móc thiết bị, thi công 3 ca/ngày đêm để kịp hoàn tất hạng mục thảm bê tông nhựa, lắp đặt các thiết bị an toàn giao thông, kịp thông xe tuyến chính vào cuối tháng 12; các hạng mục còn lại như đường gom, đường ngang dân sinh sẽ hoàn thiện từ nay đến hết tháng 2/2023.

Tuy nhiên, hiện nay dù đang là cao điểm mùa khô, nhưng lại có mưa trái mùa kéo dài đang khiến cho việc thảm bên tông nhựa gặp nhiều khó khăn.

Ông Đặng Hùng Thái, Giám đốc dự án chia sẻ: "Để đáp ứng được tiến độ này, các nhà thầu đã bố trí tất cả các mũi thi công đồng loạt trên công trường, từ cấp phối đá dăm đến bê tông nhựa; huy động thêm trạm bê tông xi măng, trạm bê tông nhựa và bổ sung dây chuyền thi công để đáp ứng tiến độ. Nhà thầu cũng cam kết không chậm trễ, dồn toàn lực tài chính vào dự án. Đến thời điểm này về cơ bản nhà thầu đang bám sát tiến độ, sẽ thông xe tuyến chính vào cuối năm nay". 

Tại dự án thành phần Cam Lộ - La Sơn, đến nay đạt gần 97% khối lượng, riêng hạng mục bê tông nhựa sẽ hoàn thành vào ngày 30/11. Việc thi công, lắp đặt các thiết bị an toàn giao thông như: biển báo, hộ lan tôn sóng, sơn kẻ đường…đã thi công được 65% và sẽ hoàn thành trước ngày 10/12 tới, sau đó sẽ tiến hành nghiệm thu. Dự kiến sẽ cơ bản hoàn thành tuyến chính vào cuối tháng 12 theo đúng cam kết.

Ông Lê Văn Sáu, Phó Giám đốc Ban QLDA đường Hồ Chí Minh khẳng định: "Bây giờ giai đoạn gần kết thúc rồi, anh em động viên nhau cố gắng vượt qua mọi khó khăn về đích theo yêu cầu. Hiện còn hơn 3% anh em nỗ lực cố gắng làm ngày làm đêm, phấn đấu đưa vào khai thác vào cuối tháng 12 là hoàn toàn đáp ứng được".

Tại dự án Mai Sơn – Quốc lộ 45 cũng đang rốt ráo triển khai 79 mũi thi công tại 5 gói thầu, gồm 52 mũi thi công đường và cấu kiện, 24 mũi thi công cầu và 3 mũi thi công hầm. Hiện tổng sản lượng thi công đạt 76% giá trị xây lắp theo hợp đồng, trong đó, công tác xử lý nền đất yếu đã hoàn thành, khối lượng đắp nền đường đạt khoảng 95% thiết kế; móng cấp phối đá dăm đạt hơn 60%; móng cấp phối đá dăm gia cố xi măng đạt 45%; thảm bê tông nhựa đạt từ 12-32%; các công trình cầu  hầm đạt 88-89%. Trong đó, hầm Tam Điệp đã cơ bản hoàn thành, còn hầm Thung Thi đang thi công hệ thống chiếu sáng, cơ điện, phòng cháy chữa cháy.

Ông Bùi Hồng Đăng, Giám đốc điều hành gói thầu XL12 - nhà thầu Đèo Cả nêu quyết tâm: "Hầm Thung Thi chúng tôi còn lắp điện và sơn vạch kẻ đường, đối với hạng mục đường chúng tôi đang thảm lớp 1. Tuy nhiên, càng làm càng lỗ, bởi địa phương kiểm soát tải trọng nghiêm ngặt, giá cả leo thang, ví dụ base cát đều tăng từ gấp đôi đến gấp 3. Dù vậy nhưng Tập đoàn Đèo Cả đang cắt cử cán bộ chủ chốt ra công trường làm trực tiếp, quyết tâm đúng tiến độ 31/12" 


Một số đoạn cao tốc Bắc Nam phía Đông đã dần hiện hữu, dù còn vô vàn khó khăn phía trước, nhưng hàng nghìn con người vẫn đang thi đua làm việc xuyên đêm, với quyết tâm sẽ đưa tuyến đường huyết mạch này vào khai thác đúng tiến độ.

Có lẽ ít dự án nào có nhiều khó khăn, áp lực như dự án này. Thế nhưng, với sức mạnh đoàn kết, sự đồng tâm hiệp lực, không phân biệt chủ (chủ đầu tư) - thợ (nhà thầu), họ đang cùng nhau gồng gánh vượt khó.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông: Tăng tốc về đích, cần sự đồng tâm hiệp lực.

 

Trải lòng với phóng viên, một số cán bộ quản lý dự án, nhà thầu chia sẻ, họ từng tham gia nhiều dự án lớn trong mấy thập niên qua, nhưng chưa dự án nào gấp gáp và áp lực như dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông.

Thông thường một dự án hạ tầng giao thông lớn có thời gian thi công ít nhất từ 3-4 năm thì ở dự án này thời gian thi công chỉ 24 tháng. Trong đ,ó có tới hơn 200 ngày mưa, chiếm gần 1/3 thời gian triển khai dự án.

Thời tiết cực đoan, cộng thêm với dịch bệnh Covid 19 hoàn hành nhiều tháng liên tiếp, thiếu hụt nguồn vật liệu kéo dài tới 2/3 thời gian dự án và từ đầu năm nay giá nguyên nhiên vật liệu tăng phi mã, có thời điểm giá dầu tăng gần gấp 3 lần.

Theo phân tích của một số nhà thầu, hiện nay nếu nhà thầu bỏ ra 1,4 đồng vốn thì chỉ thu về được 1 đồng, lỗ từ 24-30%. Vì thế mà dòng tiền từ ngân sách nhà nước rót vào dự án sẽ bị thiếu hụt, nếu nhà thầu không có tiềm lực tài chính, không có nguồn thu từ dự án hay ngành nghề kinh doanh khác bù vào, chắc chắn sẽ bị đứt gãy.

Đặc biệt, sau hiệu ứng của vụ án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi lực lượng lao động đã bỏ việc một nửa, dù nhà thầu có tăng lương, tăng thưởng gấp đôi vẫn khó tìm được lao động.

Dù Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo các bộ ngành, địa phương tháo gỡ khó khăn, ban hành chỉ số giá theo tháng và thực hiện cơ chế bù giá, nhưng mức bù giá dao động từ 5-7%, một số mặt hàng được bù giá trên 10% không thể bù đắp mức chênh lệch giá ở thời điểm kí hợp đồng so với thực tế.

Sự cộng hưởng này không khỏi khiến nhà thầu kiệt sức, tuy nhiên đây là “cuộc chơi” buộc nhà thầu phải chấp nhận “lời ăn lỗ chịu”.

Hiện nay ở dự án này hay dự án kia vẫn còn chậm tiến độ, nhưng để giữ lửa “chiến đấu” và thắp lên niềm hy vọng dự án về đích một ngày không xa, không thể không nhắc tới sự đồng kham cộng khổ của lãnh đạo, cán bộ các Ban QLDA với các nhà thầu và người lao động trên công trường.

Nhiều tháng nay cán bộ các Ban QLDA luôn sát cánh, thường trực ở hiện trường cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc với nhà thầu, họ phải tạm gác chuyện gia đình, kể cả việc hiếu để kịp thời giải quyết những vướng mắc tại dự án. Đặc biệt là hỗ trợ giải quyết hồ sơ nghiệm thu thanh toán một cách linh hoạt, giải quyết kịp thời dòng tiền cho nhà thầu thi công.

Bên cạnh đó, Bộ GTVT và các Ban QLDA đã mạnh tay thay thế cán bộ phụ trách, giám đốc dự án để chậm tiến độ, bổ sung thêm nhân sự điều hành dự án; đồng thời xử lý nhà thầu vi phạm tiến độ, bổ sung nhà thầu phụ thi công và thay thế các tổ đội thi công yếu kém.

Hiện nay, các nhà thầu đều đang rất tích cực triển khai thi công, tiếp tục bổ sung máy móc thiết bị, duy trì tổ chức thi công 3 ca 4 kíp, nhiều hạng mục đang bám sát tiến độ, phấn đấu thông xe kỹ thuật tuyến chính vào 31/12 tới.

Tuy nhiên, thời gian không còn nhiều, nhưng khối lượng công việc còn lại rất lớn. Vì thế lúc này hàng vạn cán bộ, kỹ sư người lao động trên công trường cần phải đồng tâm hiệp lực hơn nữa và hơn lúc nào hết rất cần sự động viên, khích lệ để họ có thêm động lực thi đua lao động, đưa dự án về đích kịp tiến độ./.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Ngày hội đổi đồ cũ: Sinh viên biến lối sống xanh thành thói quen
Ngày hội đổi đồ cũ: Sinh viên biến lối sống xanh thành thói quen
Để nâng cao nhận thức về rác thải và không lãng phí tài nguyên, các bạn sinh viên một số trường đại học cùng tổ chức ngày hội đổi đồ Greenxpress. Với nhiều hoạt động thiết thực, các bạn trẻ đang định hình lối sống xanh “thời đại mới”: Hành động thiết thực, áp dụng hằng ngày.
Ngày hội đổi đồ cũ: Sinh viên biến lối sống xanh thành thói quen
Để nâng cao nhận thức về rác thải và không lãng phí tài nguyên, các bạn sinh viên một số trường đại học cùng tổ chức ngày hội đổi đồ Greenxpress. Với nhiều hoạt động thiết thực, các bạn trẻ đang định hình lối sống xanh “thời đại mới”: Hành động thiết thực, áp dụng hằng ngày.
Ngày hội đổi đồ cũ: Sinh viên biến lối sống xanh thành thói quen
Dẫn nước ngọt từ miền Đông về miền Tây,  cần được nghiên cứu bài bản
Dẫn nước ngọt từ miền Đông về miền Tây, cần được nghiên cứu bài bản
Những năm gần đây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là câu chuyện xa lạ ở các tỉnh, thành Tây Nam bộ. Tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra trên vùng đất nhiều sông rạch đã trở nên thường xuyên vào mùa hạn, người dân phải chắt chiu từng lít nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày.
Dẫn nước ngọt từ miền Đông về miền Tây, cần được nghiên cứu bài bản
Những năm gần đây tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn không còn là câu chuyện xa lạ ở các tỉnh, thành Tây Nam bộ. Tình trạng thiếu nước ngọt diễn ra trên vùng đất nhiều sông rạch đã trở nên thường xuyên vào mùa hạn, người dân phải chắt chiu từng lít nước ngọt cho sinh hoạt hàng ngày.
Dẫn nước ngọt từ miền Đông về miền Tây,  cần được nghiên cứu bài bản
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet