TC mob 414x207
26
12/04/2022 10:56:00 AM

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng: Thận trọng không để phát sinh các 'khu dân cư' mới

Hà Nội và các địa phương khác cần quản lý chặt chẽ, không để phát sinh thêm các khu dân cư mới ngoài bãi sông, không được mở rộng thêm về diện tích.. ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Nguồn: Tiền phong

Sau hơn 10 năm xây dựng, Hà Nội vừa công bố Quy hoạch (QH) phân khu đô thị sông Hồng tỉ lệ 1/5000 đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở với chiều dài hơn 40km. Nhiều người dân quan tâm đồ án quy hoạch mới này có đảm bảo các yếu tố an toàn phòng chống lũ, an toàn đê điều, cũng như phương án bố trí dân cư có phù hợp với Quy hoạch phòng chống lũ và đê điều sông Hồng và sông Thái Bình đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt .

Phóng viên VOV Giao thông đã có cuộc trao đổi với ông Trần Công Tuyên, Vụ trưởng Vụ quản lý Đê điều, Tổng cục Phòng chống thiên tai về nội dung này,

PV: Thưa ông, đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng mới được Hà Nội công bố  có đảm bảo yêu cầu về an toàn thoát lũ, an toàn đê điều?

Ông Trần Công Tuyên: Tại quyết định phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị sống Hồng của Hà Nội đã xác định rõ nguyên tắc, quan điểm quy hoạch đó là tuân thủ và cụ thể hóa các quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có QH phòng chống lũ và đê điều sông Hồng và sông Thái Bình. Đồng thời, thành phố cũng đã nêu rõ là đã tiếp thu góp ý các ý kiến của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại VB 4409 ngày 14/7/2021

Với cách tiếp cận nêu trên của thành phố Hà Nội, tôi hi vọng và cho rằng quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng của Hà Nội sẽ đáp ứng được các yêu cầu về an toàn thoát lũ và an toàn đê điều cho Hà Nội và các khu vực lân cận.

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng không chỉ ảnh hưởng tới Hà Nội mà còn có ảnh hưởng đến các địa phương lân cận.

PV: Vậy theo ông khi thực hiện Quy hoạch này, Hà Nội cần lưu ý gì để hạn chế những ảnh hưởng đến an toàn đê điều, an toàn thoát lũ của các địa phương lân cận?

Ông Trần Công Tuyên: Quy hoạch đô thị sông Hồng của Hà Nội hay bất kỳ quy hoạch phân khu chức năng của bất cứ địa phương nào đều có ảnh hưởng đến chung của hệ thống.

Để xác định đảm bảo an toàn thoát lũ, không gian thoát lũ cho toàn bộ sông Hồng, sông Thái Bình có tính đến điều kiện của tác động biến đổi khí hậu thì Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều sông Hồng, sông Thái Bình.

Đây chính là quy hoạch gốc đối với nội dung an toàn đê điều và an toàn phòng chống lũ. Bởi vậy,  trường hợp đối với các QH trong đó có Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng thực hiện và tuân thủ theo  

Quy hoạch của cả hệ thống mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt thì sẽ không gây tác động chung đến các tỉnh lân cận.

Trong trường hợp có đề xuất khác biệt thì phải có sự đánh giá hết sức thận trọng và đầy đủ, tránh tác động bất lợi không chỉ cho thủ đô Hà Nội và các địa phương lân cận.

PV: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước đây có ý kiến về đề xuất xây dựng 2 tuyến đường ven sông kết với chức năng ngăn lũ với cao trình mặt đường +12 là không phù hợp. Vậy, tại bản quy hoạch mới được công bố đã có sự điều chỉnh cho phù hợp?

Ông Trần Công Tuyên: Trong quá trình lập Quy hoạch phân khu đô thị, Hà Nội đã gửi văn bản lấy ý kiến góp ý của Bộ NN& PTNT. Bộ đã cơ bản thống nhất với đề nghị của thành phố về giải pháp việc xây dựng 2 tuyến đường trên nguyên tắc không thu hẹp không gian thoát lũ, không nâng cao các tuyến đê hiện có, không xây dựng đê bối mới…

Vì vậy đối với phương án xây dựng tuyến đường có cao trình +12 thì tuyến đường tương đương với đê ngăn lũ và hình thành đê bối mới là không phù hợp

Chính vì thế, Bộ NN& PTNT đã đề nghị thành phố Hà Nội cần lựa chọn cao trình mặt đường tương đương theo mặt bãi sông tự nhiên, đoạn nào đi qua đê bối tương đương cao trình đê bối hiện có và đoạn nào cao trình đi qua khu dân cư thì lấy theo cao trình khu dân cư hiện có. 

Tại bản quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng thành phố mới phê duyệt chưa xác định cao trình mặt đường. Do vậy chưa đánh giá được đã điều chỉnh theo ý kiến của Bộ Nông nghiệp & PTNT hay chưa.

Tuy nhiên, tại Quyết định phê duyệt Quy hoạch, thành phố đã nêu là sẽ xác định cao trình mặt đường trong giai đoạn lập dự án xây dựng theo nguyên tắc đảm bảo quy trình phòng chống lũ và không làm ảnh hưởng đến không gian thoát lũ. 

Ảnh minh họa: Tiền phong

PV: Đối với phương án bố trí dân cư theo bản Quy hoạch mới, ông thấy có phù hợp ?

Ông Trần Công Tuyên: Bản quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng cũng đã xác định các khu vực dân cư hiện có sẽ được tồn tại, bảo vệ, được cải tạo, xây dựng chỉnh trang theo quy định. Đồng thời, quy hoạch cũng quy định được sử dụng một phần đất ở bãi sông để tái định cư cho các hộ dân rải rác và cũng xác định từng bước thực hiện di dời một số hộ dân ở lòng sông co hẹp có nguy cơ mất an toàn khi xảy ra lũ lớn.

Nội dung quy định này của Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng của Hà Nội là phù hợp với nội dung Quy hoạch phòng chống lũ và quy hoạch đê điều đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Tuy nhiên, đấy là định hướng chung và thành phố giao cho các quận, huyện lập bản vẽ ranh giới, lập quy hoạch chi tiết 1/500 các khu dân cư hiện có và giao cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội xác định  sự phù hợp. Để xem xét sự phù hợp của các phương án bố trí dân cư, sẽ cần phải căn cứ vào các bản quy hoạch chi tiết của các quận huyện và sự xác nhận phù hợp của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội trong thời gian tiếp theo. 

Một điều hết sức lưu ý là Hà Nội và các địa phương khác cần quản lý hết sức chặt chẽ các khu vực dân cư này, không để tình trạng  làm phát sinh thêm các khu dân cư mới, không được mở rộng thêm về diện tích  ảnh hưởng đến khả năng thoát lũ và đây cũng vi phạm các quy định pháp luật về đê điều phòng chống thoát lũ

Tôi cho rằng quản lý và tổ chức thực hiện tốt, không để phát sinh các khu dân cư mới, cũng như việc cho phép tồn tại, chỉnh trang và bảo vệ ổn định đời sống nhân dân là hết sức quan trọng và cần thiết.  

PV: Vâng, xin trân trọng!

Theo quy hoạch được duyệt, phân khu đô thị sông Hồng có chiều dài 40 km, trải dài từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở, thuộc địa giới hành chính của 55 phường, xã thuộc 13 quận, huyện. gồm: Hoàn Kiếm, Ba Đình, Tây Hồ, Bắc Từ Liêm, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, Long Biên, Đan Phượng, Mê Linh, Đông Anh, Gia Lâm, Thường Tín và Thanh Trì.

Phân khu đô thị sông Hồng có chức năng chính là không gian thoát lũ sông Hồng đoạn qua khu vực đô thị trung tâm được xác định tại Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050.

Dự báo quy mô dân số tối đa tại khu vực này đến năm 2030 vào khoảng 300.000 người. Trong đó, dân số hiện có giữ lại cải tạo chỉnh trang là 215.000 người, dân số đất nhóm nhà ở mới là 85.000 người.
 

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường
Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường
Nhiều năm qua, môi trường xung quanh cơ sở thu gom tái chế phế liệu trú tại đường Phan Văn Bảy, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (TP.HCM) đoạn đối diện cơ sở Làng Ta Farm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo người dân, cơ sở này hoạt động không có giấy phép và xả thải trực tiếp ra môi trường.
Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường
Nhiều năm qua, môi trường xung quanh cơ sở thu gom tái chế phế liệu trú tại đường Phan Văn Bảy, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè (TP.HCM) đoạn đối diện cơ sở Làng Ta Farm bị ô nhiễm nghiêm trọng. Theo người dân, cơ sở này hoạt động không có giấy phép và xả thải trực tiếp ra môi trường.
Cơ sở tái chế phế liệu "bức tử" môi trường
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành là một trong những công trình hạ tầng giao thông trọng điểm, kết nối liên vùng, tạo hành lang Đông - Tây cho khu vực phía Nam.
Dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành “chạy vượt rào” ra sao?
Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch
Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch
Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.
Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch
Hà Nội đang thí điểm thu phí trông giữ xe không dùng tiền mặt tại quận Tây Hồ và từ 15/4 tới sẽ mở rộng sang một số khu vực, một số tuyến phố tại quận Hoàn Kiếm. Điều này được nhiều người dân mong chờ vì hứa hẹn mang lại nhiều tiện lợi và cơ hội minh bạch.
Thu phí trông xe không dùng tiền mặt và cơ hội minh bạch
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet