TC mob 414x207
26
06/09/2022 03:47:30 AM

Ranh giới giữa điểm hẹn văn hóa và công viên đi dạo

Việc kết nối không gian, tạo ra các giá trị văn hóa - nghệ thuật của các tuyến phố đi bộ là “bài toán” mà các địa phương cần nghiêm túc tìm lời giải. Nếu không, các không gian đi bộ chẳng thể trở thành điểm hẹn văn hóa, mà chỉ dừng lại ở mức… đi bộ như công viên thông thường.

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Ý tưởng về không gian đi bộ quanh Hồ Gươm đã được hình thành từ gần hai thập kỷ trước. Năm 2003, chợ đêm Đồng Xuân khai trương được coi như bước đệm để Hà Nội mở phố đi bộ đầu tiên một năm sau đó tại quận Hoàn Kiếm, trên trục đường: Hàng Đào - Hàng Ngang - Hàng Đường - Đồng Xuân - Hàng Giấy.

Đến năm 2016, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm chính thức hoạt động và trở thành điểm đến quen thuộc của người dân, du khách.

Tuy nhiên, hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận có một lợi thế đặc biệt, từ truyền thống văn hóa, lịch sử đến kiến trúc, cảnh quan, không thể rập khuôn áp dụng cho những mô hình khác. Không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn, quận Tây Hồ là ví dụ về tính thận trọng, khoa học trong việc tổ chức.

Kể từ khi khai trương năm 2018, phố đi bộ Trịnh Công Sơn chỉ thu hút khách vài tháng đầu. Các hoạt động được đánh giá là không đặc sắc. Phố chỉ có một vài hàng quán và những cá nhân hoạt động nghệ thuật đơn lẻ, ban ngày ít người lui tới vì thiếu bóng mát cây xanh.

Empty

Thời gian tới, nếu các đề xuất được triển khai thì Hà Nội sẽ có ngót nghét cả chục không gian đi bộ. Sự kỳ vọng của các quận, huyện là điều dễ hiểu, bởi phố đi bộ vừa đáp ứng nhu cầu của người dân, vừa góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương, nhất là sau ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Tuy nhiên, dù mỗi nơi đều cố gắng tạo ra đặc trưng riêng, nhưng chủ yếu vẫn từ các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực, sản phẩm thủ công truyền thống,…

Và nếu các địa phương không biết cách thổi “hồn” cho phố đi bộ của mình, thì rất có thể các không gian này sẽ na ná nhau, thậm chí biến thành cái “chợ” ồn ào.

Hơn nữa, sau một thời gian dài thiếu vắng các không gian công cộng thì việc phát triển đồng loạt phố đi bộ trong thời điểm này có vội vàng quá không? Liệu có đạt hiệu quả như mong đợi? Rồi mối tương quan của các không gian này trong quy hoạch phát triển du lịch Thành phố như thế nào?

Trả lời được những câu hỏi về sự cần thiết thì việc tiếp theo phải chú trọng là quản lý, vận hành một không gian đi bộ. Sau khi thiết kế đô thị, tạo cảnh quan để du khách thưởng ngoạn, việc du tu, bảo dưỡng phải được thực hiện định kỳ để tránh hư hỏng, xuống cấp.

Giá trị văn hóa của không gian đi bộ cần được nâng tầm thay vì chỉ quan tâm đến các dịch vụ kinh tế. Sau sự hồ hởi hoặc hiếu kỳ ban đầu, du khách sẽ không quay trở lại nếu một không gian không khiến họ hứng thú.

Chính vì vậy, các nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch chương trình quy mô, chi tiết, thường xuyên bổ sung nội dung mới và liên kết với nhiều địa phương, tổ chức, cá nhân để tạo ra những chủ đề không trùng lặp, bởi hoạt động dù đặc sắc đến mấy cũng chẳng thể làm đi, làm lại năm này qua tháng khác.

Bên cạnh đó, việc đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, truyền thông quảng bá và kết nối giao thông thuận lợi cũng cần được các địa phương quan tâm với lực lượng giám sát thường xuyên, có trách nhiệm.

Nếu những nhiệm vụ ấy chỉ được thực hiện ở mức “cho có” thì phố đi bộ này sẽ chẳng khác phố đi bộ kia, và hiệu quả chỉ dừng lại ở mức như các công viên, hoặc điểm tham quan “một đi không trở lại”.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Theo kết quả nghiên cứu về xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội do Trường Đại học Công nghệ GTVT vừa công bố, có khá nhiều rào cản khiến xe điện 2 bánh khó triển khai tại Hà Nội, hoặc mới chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm. Vậy, những rào cản này là gì?
Mô hình xe điện 2 bánh chia sẻ tại Hà Nội, tại sao khó triển khai?
Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc
Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc
Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.
Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc
Thống kê chỉ ra, mỗi năm Việt Nam phát sinh khoảng 100.000 tấn rác thải điện tử. Đây là mối lo ngại rất lớn cho môi trường. Vì vậy, việc tái chế các linh kiện điện tử đã qua sử dụng là một việc làm rất ý nghĩa, góp phần hạn chế rác thải điện tử xả ra môi trường.
Máy hát từ rác thải điện tử của anh kiến trúc sư mê âm nhạc
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Bước vào những ngày nắng nóng, người dân ở xã Hòa Hiệp, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long liên tục “kêu cứu” vì trình trạng khói, bụi từ nhà máy xay xát lúa gạo trong khu vực trực tiếp thải ra môi trường.
Vĩnh Long: Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng từ nhà máy xay xát lúa gạo
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
Mới đây, Trung tâm Quản lý Giao thông công cộng thành phố Hà Nội  triển khai áp dụng thẻ vé tháng ảo (thẻ phi vật lý) cho hệ thống vận tải hành khách công cộng. Đây là ứng dụng được cài đặt trên điện thoại thông minh có tên gọi “Thẻ vé Giao thông Hà Nội”.
Vé buýt ảo, số hoá để tiết kiệm thời gian và công sức
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet