TC mob 414x207
26
06/12/2022 10:34:00 AM

Sắp có hàng loạt lô cốt trên đường Nguyễn Trãi: Đi nổi không...

Theo Sở GTVT Hà Nội, thời gian tới, dự kiến sẽ rào chắn làm 8 hố ga trên đường Nguyễn Trãi từ ngõ 495 đến đường Nguyễn Xiển. Các rào chắn này sẽ làm thu hẹp lòng đường đặc biệt vị trí cạnh hầm chui Thanh Xuân còn 4m cho các phương tiện lưu thông.

Trong khi trục đường Nguyễn Trãi - Trần Phú hiện nay có mật độ phương tiện giao thông lớn, có nhiều điểm giao cắt, thường xuyên ùn tắc vào giờ cao điểm. Nếu rào chắn hàng loạt hố ga, việc đi lại của người dân sẽ thế nào? Sở GTVT có kế hoạch phân luồng các phương tiện ra sao?

Thường xuyên lưu thông trên đường Nguyễn Trãi- Trần Phú, ông Lưu Văn Toản (ở Văn Khê, Hà Đông, Hà Nội) thường xuyên chịu cảnh phương tiện đông đúc, ùn ứ vào giờ cao điểm, nhất là đoạn từ cầu Trắng đến đường Nguyễn Xiển. Có những thời điểm, ông Toản phải mất 10-15 phút mới qua được đoạn đường này.

Vì vậy, khi nghe tin đoạn đường sắp bị rào chắn, lòng đường chỉ còn 4m, ông Toản rất lo lắng: "Bây giờ rộng như thế này mà giờ bà con đi lại còn bị ùn lại thành đống như thế, huống chi bây giờ lại rào lại, để có 4m thì đi làm sao, có mà tắc nghẽn, ùn tắc hết, không đi nổi'.

Một số người dân sinh sống và lưu thông dọc tuyến Nguyễn Trãi cũng băn khoăn về việc đi lại, khi mặt đường bị thu hẹp gần hết:

"Nếu rào còn 4m thì ùn tắc rất nhiều, vì mức độ giao thông chỗ đó cực đông, ngày nào cũng thế, ùn kinh khủng mà giờ rào còn 4m thì chắn hẳn không có đường thoát nữa".

"Đường chỉ còn 4m thì chắc chắn sẽ ùn tắc rất nghiêm trọng".

"Đoạn đấy bây giờ đã tắc rồi, rào như thế thì phương tiện đi lại rất đông. Bây giờ phương tiện xe máy rất đông, rào như thế thì sẽ gây ùn tắc cục bộ rất nhiều, nhất là vào giờ cao điểm".

5-1522

Về phía Sở GTVT Hà Nội, dù chưa chính thức cấp phép rào chắn phục vụ thi công, song đại diện lãnh đạo đơn vị cũng cho biết, ngoài 8 hố ga trên đường Nguyễn Trãi đoạn từ ngõ 495 đến đường Nguyễn Xiển, dự kiến còn 14 hố ga trên một chiều đường từ ngã tư Trần Phú – Nguyễn Khuyến – Vũ Trọng Khánh đến ngã tư cầu Trắng, chiều rộng lòng đường còn lại 10-12m.

Ông Trần Hữu Bảo, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, thời gian tới đơn vị sẽ phối hợp với tổ chức tư vấn tổ chức nghiên cứu giải pháp tổng thể tổ chức giao thông trên toàn tuyến Nguyễn Trãi, Trần Phú và các tuyến đường kết nối có liên quan. Đồng thời cũng yêu cầu chủ đầu tư, nhà thầu thi công công bố, tuyên truyền trước khi tiến hành rào chắn để người tham giai giao thông chủ động các phương án đi lại:

"Chúng tôi đã yêu cầu chủ đầu tư xây dựng phương án cụ thể để phân luồng giao thông từ xa cũng như giảm phạm vi rào chắn để giảm thiểu để đường giao thông. Trên cơ sở báo cáo phương án của chủ đầu tư thì liên ngành GTVT, Công an Thành phố cùng với các địa phương cũng sẽ rà soát các phương án để đảm bảo việc chiếm dụng lòng đường một cách thấp nhất", ông Bảo cho biết.

Càng gần Tết, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông càng đông, việc rào chắn, thu hẹp lòng đường sẽ khiến tình hình giao thông trên tuyến Nguyễn Trãi rất phức tạp.

Càng gần Tết, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông càng đông, việc rào chắn, thu hẹp lòng đường sẽ khiến tình hình giao thông trên tuyến Nguyễn Trãi rất phức tạp.

Thiếu tá Nguyễn Minh Đức, Phó Đội trưởng Đội CSGT số 7, Phòng CSGT, Công an TP. Hà Nội cũng rất lo lắng khi đường Nguyễn Trãi có thể bị rào chắn cả 2 chiều đường. Thiếu tá Nguyễn Minh Đức cho rằng, càng gần Tết, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông càng đông, việc rào chắn, thu hẹp lòng đường sẽ khiến tình hình giao thông trên tuyến Nguyễn Trãi rất phức tạp:

"Đội CSGT số 7 sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng như Sở GTVT triển khai các phương án để đánh giá, lên phương án tổ chức giao thông, phân luồng từ xa cũng như bố trí lực lượng tại các khu vực giao thông trọng điểm, các khu vực rào chắn để hướng dẫn, phân luồng, điều tiết giao thông đảm bảo cho mọi người đi lại được thuận lợi và an toàn", Thiếu tá Nguyễn Minh Đức cho biết.

TS Đào Huy Hoàng, Viện KHCN GTVT cho rằng việc rào chắn để thi công các dự án trọng điểm của Thành phố là bất khả kháng. Tuy vậy, đơn vị thi công, đơn vị thiết kế phải rà soát để giảm thiểu diện tích chiếm dụng lòng đường: "Trong trường hợp bất khả kháng rồi, chúng ta phải có phương án tổ chức phân luồng giao thông từ xa và cái này phải được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và công bố cho tất cả người dân đi qua khu vực đấy được biết".

Một số ý kiến cũng đề xuất, quá trình thực hiện rào chắn, các đơn vị có liên quan, từ tư vấn giám sát, TTGT, CSGT và các cơ quan quản lý cần thường xuyên kiểm tra, giám sát và chấn chỉnh hoạt động xây dựng, giảm thiểu xáo trộn việc đi lại cũng như sinh hoạt của khu vực này.

4-1523

Trong một số lần tổ chức giao thông, phân luồng giao thông, trước khi thực hiện, cơ quan quản lý đã tiến hành khảo sát, phân tích nhu cầu đi lại để đưa ra phương án tổ chức giao thông cụ thể. Tuy vậy, kết quả sẽ rất khó sát thực tế nếu việc đo đếm phương tiện, số lượng chuyến đi làm dữ liệu đầu vào không được thực hiện một cách chính xác với sự hỗ trợ của công nghệ, từ đó ảnh hưởng đến cả phương án tổ chức, phân luồng của Thành phố.

Đây cũng là góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: Đếm xe trên đường hay “đếm cua trong lỗ

 

Có một điểm chung trong hầu hết các kế hoạch phân luồng giao thông ở đô thị, là mức độ phù hợp với thực tế rất thấp, thường gây bị động cho người dân và khó cho cả cơ quan chức năng.

Trên lý thuyết, sự bị động và những hậu quả do bị động gây nên, hoàn toàn có thể được giảm thiểu nếu biện pháp quản lý điều hành giao thông đủ thông minh. Tuy vậy, giao thông ở Hà Nội, TP.HCM – những đô thị đầu tàu nước ta, mới đang ở giai đoạn chờ… thông minh.

Cách đây vài năm, Hà Nội lần đầu tiên tổ chức đếm xe trên đường vành đai 3 trên cao để phục vụ việc sửa chữa khẩn cấp sự cố xô lệch gối cầu, tại vị trí trụ T50 và trụ T91.

Nhờ lần đếm này, Hà Nội xác định được mức độ quá tải của hệ thống vành đai 3 – Cầu Thanh Trì ở mức 7-8 lần lưu lượng thiết kế, thay vì những đánh giá mang tính ước lượng trước kia.

Con số dù chưa biến thành giải pháp dài hơi, nhưng phơi bày một sự thật, là quy hoạch giao thông cho tuyến cao tốc đô thị này đã bị lạc hậu ngay từ đầu, hoặc quy hoạch giao thông và quy hoạch xây dựng chẳng liên quan gì nhau.

Tiếp đó, đến giữa năm nay, Hà Nội lên kế hoạch đếm xe trên một số tuyến trọng điểm, nhằm thực hiện dự án tổ chức lại giao thông, giảm tắc đường. Công nghệ vào có khác! Nhiều nút giao đã hạ nhiệt, nhờ giải pháp đưa ra dựa trên dữ liệu khảo sát tương đối kỹ.

Tuy vậy, số dự án có sử dụng công cụ đếm xe để làm dữ liệu đầu vào mới chỉ dừng lại ở đó. Rất nhiều dự án khác có liên quan đến giao thông, chưa có bóng dáng của công cụ thống kê, mô phỏng, đánh giá tác động giao thông trước khi bắt tay vào thực hiện.

Điều đó dẫn đến, công trình mới ở bước thiết kế bản vẽ, chuyên gia đã thấy viễn cảnh tắc đường. Đường làm xong chưa kịp thông, dân đã lo ngay ngáy. Thi công chỗ nào, rào chắn ở đâu, giao thông thắt nút lại chỗ đó.

Hà Nội những năm qua đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng chống ùn tắc cho mỗi giai đoạn 5 năm. Nhưng phần đầu tư cho công nghệ, để xây dựng một trung tâm quản lý điều hành giao thông thông minh, vẫn đang ở bước khởi động.

7 năm sau khi thử nghiệm cụm đèn giao thông thông minh đầu tiên, đến nay ngã tư Phạm Hùng  - Mễ Trì ùn tắc ngày càng nghiêm trọng hơn. Hàng trăm cụm đèn khác trên địa bàn vẫn vận hành thủ công là chính.

Hàng loạt camera đã được trang bị, nhưng ngành công an quản lý vận hành, phục vụ tổ chức giao thông và giám sát thực thi pháp luật. Còn dữ liệu phục vụ mục đích quản lý nhu cầu giao thông cho cơ quan chuyên ngành là Sở GTVT, thì lại gần như chưa được phát huy.

Quản lý nhu cầu đi lại ở một đô thị cả chục triệu dân, không thể thiếu dữ liệu đầu vào được số hóa, làm căn cứ xây dựng chính sách đầu tư phát triển hạ tầng, hoạch định biện pháp quản lý điều hành, tổ chức đảm bảo nhu cầu giao thông. Thiếu dữ liệu này, hàng ngàn tỉ đồng đầu tư cho hạ tầng và chống tắc đường, cũng chỉ như công dã tràng xe cát.

Cho nên, từ câu chuyện của những ngã tư cài răng lược hay những đoạn đường thất thủ bởi rào chắn công trình, điều quan trọng nếu muốn giao thông một đô thị trở nên thông minh, là thay đổi từ cách tiếp cận.

Muốn thông minh hơn, phải ưu tiên đầu tư cho công nghệ và kiên quyết ứng dụng công nghệ, số hóa bằng được dữ liệu đầu vào, xóa bỏ mọi tâm lý ngần ngại hoặc can thiệp đến quá trình minh bạch, số hóa dữ liệu đầu vào.

Muốn giao thông thông minh hơn, cần xác định đúng trung tâm đầu não của điều hành giao thông thông minh. Ở đó, ngành nào là trung tâm tập hợp, kết nối dữ liệu, phân tích dữ liệu;  ngành nào có vai trò chia sẻ và khai thác dữ liệu dùng chung để phục vụ xây dựng chính sách cho ngành mình, cần phải làm rõ.

Muốn giao thông thông minh, cần một bộ máy thông minh để vận hành, với những con người đủ năng lực.

Muốn giao thông thông minh hơn, không thể không bắt đầu từ một điểm nhìn mạch lạc, rằng mọi vấn đề quản lý và điều hành  giao thông, suy cho cùng là quản lý nhu cầu và tổ chức tốt nhu cầu đi lại của các chủ thể trong xã hội.

Khi nhu cầu chưa được nắm bắt đầy đủ, giải pháp ắt sẽ mông lung.

Mà muốn nắm bắt nhu cầu thì phải đong, đo, đếm. Bắt đầu từ đếm xe, đếm người, đếm chuyến đi, đếm hạ tầng, đếm nguồn lực; phải đưa công nghệ vào để đếm, chứ không phải theo cách…đếm cua./.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Đường sắt: “Nước dịch vụ" được đầu tư, kỳ vọng “thuyền du lịch" lên theo
Đường sắt: “Nước dịch vụ" được đầu tư, kỳ vọng “thuyền du lịch" lên theo
Sau thành công của đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội - Đà Nẵng với hệ số lấp đầy đạt trung bình 80%, ngành đường sắt tiếp tục sẽ tổ chức các đoàn tàu chất lượng cao Huế - Đà Nẵng, đoàn tàu nguyên toa.
Đường sắt: “Nước dịch vụ" được đầu tư, kỳ vọng “thuyền du lịch" lên theo
Sau thành công của đoàn tàu chất lượng cao Hà Nội - Đà Nẵng với hệ số lấp đầy đạt trung bình 80%, ngành đường sắt tiếp tục sẽ tổ chức các đoàn tàu chất lượng cao Huế - Đà Nẵng, đoàn tàu nguyên toa.
Đường sắt: “Nước dịch vụ" được đầu tư, kỳ vọng “thuyền du lịch" lên theo
4.200 tỷ đồng cho 2 máy xạ trị proton: Hy vọng cho bệnh nhân ung thư
4.200 tỷ đồng cho 2 máy xạ trị proton: Hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Điều này tạo ra một bước ngoặt rất to lớn chuyên ngành điều trị ung thư của Việt Nam và mang lại một niềm vui rất lớn cho tất cả bác sĩ và đặc biệt là tất cả những bệnh nhân đang phải điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị...
4.200 tỷ đồng cho 2 máy xạ trị proton: Hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Điều này tạo ra một bước ngoặt rất to lớn chuyên ngành điều trị ung thư của Việt Nam và mang lại một niềm vui rất lớn cho tất cả bác sĩ và đặc biệt là tất cả những bệnh nhân đang phải điều trị ung thư bằng phương pháp xạ trị...
4.200 tỷ đồng cho 2 máy xạ trị proton: Hy vọng cho bệnh nhân ung thư
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
Mới đây, Công ty Cổ phần Kết nối Thời trang - Faslink chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Công ty Singtex, đơn vị cung cấp vải sợi xanh tại Đài Loan (Trung Quốc) trong việc cung ứng dòng vải sợi S.Café® có chứng thực tại Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
Mới đây, Công ty Cổ phần Kết nối Thời trang - Faslink chính thức ký kết hợp tác chiến lược toàn diện với Công ty Singtex, đơn vị cung cấp vải sợi xanh tại Đài Loan (Trung Quốc) trong việc cung ứng dòng vải sợi S.Café® có chứng thực tại Việt Nam.
Ứng dụng công nghệ để sản xuất sợi vải từ bã cafe
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet