popa
popa
26
19/01/2023 10:23:00 AM

Tai nạn với trẻ em và những sự “giá như” của người lớn

Nhiều vụ tai nạn liên tiếp xảy ra với trẻ em trong thời gian gần đây đã cho thấy việc rà soát, đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ còn rất nhiều kẽ hở; đồng thời cho thấy trẻ em chưa được trang bị, hướng dẫn kỹ năng an toàn.

Dịp nghỉ lễ dài ngày như Tết Nguyên đán, khi đa số trẻ em được cha mẹ cho về quê hoặc đi tham qua du lịch, sự thay đổi môi trường sống quen thuộc cũng là một điều kiện tạo ra nhiều yếu tố nguy cơ, nếu người lớn chủ quan.

Vậy, trách nhiệm của người lớn trong việc quản lý, giáo dục, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ đe đọa an toàn của trẻ em như thế nào?

Người lớn cần có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ đe đọa an toàn của trẻ em. Ảnh: shopify

Người lớn cần có trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục, ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ đe đọa an toàn của trẻ em. Ảnh: shopify

Mỗi lần cùng con cháu về quê dịp lễ tết là một lần bà Trịnh Thị Phương, ở Hoàng Mai, Hà Nội, phấp phỏng nỗi lo tai nạn khi nhà ở quê có giếng nước sau vườn: "Mỗi lần trẻ con chơi là người lớn rất lo sợ, đùa nhau chẳng may sa chân xuống đấy, phải để ý, bảo chúng nó không được chơi gần. Và cửa sổ cũng thế, mở cửa sổ mà không làm chắn song. Tôi cũng muốn làm nhưng chồng con không muốn, bảo là để mở cho đẹp, cho thoáng".

Thực tế, nhiều phụ huynh còn chủ quan, chưa lường hết các nguy cơ tai nạn với con trẻ, hoặc do điều kiện mưu sinh khó khăn, không có thời gian để mắt trẻ thường xuyên. Trong khi môi trường xung quanh tiềm ẩn nhiều rủi ro phức tạp, chỉ cần một vài phút xao nhãng là tai nạn có thể ập tới.

Liên tiếp vụ việc xảy ra trong tháng 1 này, như bé gái 9 tuổi bị kẹt giữa khe của 2 tòa nhà ở Lào Cai, bé trai 8 tuổi rơi xuống giếng nước bỏ hoang ở Đắk Lắk, và đặc biệt là vụ bé trai 10 tuổi rơi xuống trụ bê tông ở Đồng Tháp.

Cháu P.P.A. bị kẹt trong khe hẹp giữa hai ngôi nhà - Ảnh: CACC

Cháu P.P.A. bị kẹt trong khe hẹp giữa hai ngôi nhà - Ảnh: CACC

Bà Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng, mỗi khi vụ việc mới xuất hiện là một lần vấn đề cũ được nhắc lại: "Khi nào tai nạn xảy ra rồi thì chúng ta mới giật mình, thấy rằng những sơ hở bình thường lại gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ví dụ, tôi thấy ở các thành phố, rất nhiều nắp cống bị vỡ, bị mất; sông ngòi, ao hồ không có rào chắn, cảnh báo; thậm chí có nhiều công trình bỏ hoang cũng như là “cái bẫy” với trẻ em. Tất cả những điều đấy thể hiện chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức tới môi trường sống an toàn cho trẻ em".

Trong môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ như vậy thì việc trang bị kỹ năng sống, kỹ năng sinh tồn là vô cùng cần thiết. Song chuyên gia giáo dục, TS. Vũ Việt Anh lại chỉ ra một thực tế: phần lớn phụ huynh hay nhà trường chỉ chú trọng đào tạo kiến thức văn hóa, dẫn đến hình ảnh phổ biến là trẻ nhỏ có thể học giỏi, nhưng ra ngoài lơ ngơ như “gà công nghiệp”:

"Ở trường học cũng có các tiết về kỹ năng, nhưng nó mang tính hình thức nhiều hơn, chủ yếu trông chờ vào các hoạt động xã hội hóa. Tuy nhiên, các chương trình như vậy, điều kiện tài chính không đảm bảo giáo dục được ở diện rộng, ở nông thôn, trẻ em chịu nhiều thiệt thòi hơn. Những chương trình này phải là chương trình đào tạo bắt buộc, có đo lường hiệu quả", TS. Vũ Việt Anh nói.

Vừa là phụ huynh, vừa là giáo viên dạy bơi tại TP.HCM, anh Phạm Văn Phương hiểu rõ tầm quan trọng của kỹ năng sinh tồn, và ủng hộ việc đẩy mạnh giáo dục thường xuyên, liên tục: "Hầu như phản xạ của các bé khi gặp những tình huống nguy hiểm là không có. Trong cuộc sống của chúng ta có rất nhiều cái nguy hiểm, bản thân mình nghĩ cần trang bị liên tục, thường xuyên vì các bé nhỏ hay quên. Mình chỉ nói trong phạm vi nhỏ là môi trường nước thôi, một bé lớp 1, lớp 2 học bơi một mùa hè, xong năm sau nó chẳng đọng lại cái gì cả".

Đồng tình với tầm quan trọng của giáo dục nhưng chuyên gia Bùi Khánh Nguyên còn nhấn mạnh thêm vai trò của pháp luật và những người thực thi công vụ: "Khi luật pháp về an toàn chưa chặt chẽ, việc thực thi chưa nghiêm minh, chúng ta sẽ thấy hành vi vi phạm an toàn trở thành phổ biến. Giáo dục trường học không thể nào khắc phục được những hậu quả nặng nề từ những vấn nạn của xã hội. Do vậy, luật nên xử phạt nghiêm khắc với những hành vi gây mất an toàn cho người khác. Một văn hóa coi thường an toàn, coi thường mạng sống của mình và người khác sẽ bào mòn ý thức an toàn ở trẻ em".

Cảnh sát xuống giếng sâu để giải cứu cháu bé. Ảnh: Công an cung cấp

Cảnh sát xuống giếng sâu để giải cứu cháu bé. Ảnh: Công an cung cấp

Cũng đề cập trách nhiệm của cơ quan quản lý, ông Nguyễn Trọng An, nguyên Phó cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em cho biết, Điều 46, Luật Trẻ em năm 2016 đã quy định rõ về việc kiện toàn mạng lưới bảo vệ trẻ em 3 cấp độ, trong đó ưu tiên cấp độ 1 là phòng ngừa, xây dựng mạng lưới cán bộ:

"Tôi đã nhiều năm làm công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em, thì những địa phương nào mà lãnh đạo địa phương quan tâm, có mạng lưới công tác xã hội, cộng tác viên cộng đồng, cán bộ đoàn thanh niên, thì tất cả dịp hè họ đều có thể hỗ trợ các em kỹ năng sinh tồn, kỹ năng sống. Và họ có tư vấn cho các bậc cha mẹ để ngăn chặn sớm nguy cơ tại nạn thương tích từ gia đình đến cộng đồng", ông Nguyễn Trọng An cho biết.

Dưới một góc nhìn khác, PGS. TS. Trần Thành Nam, Trường đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội cho rằng, việc đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ cũng cần được cơ quan quản lý chú trọng trên không gian mạng, nơi đầy rẫy nội dung xấu độc, những “thử thách” nhảm nhí và nguy hiểm nếu trẻ bắt chước:

"Chương trình 830 mà Chính phủ đã thông qua, quy định trách nhiệm và sự kết hợp của 4 bộ chức năng. Bộ LĐ-TB&XH phải đưa ra các chính sách để bảo vệ trẻ em trên không gian mạng. Bộ GD-ĐT phải trang bị cho các em bộ kỹ năng số ngay từ sớm. Bộ Công an phải phát hiện, xử lý tất cả hành vi nguy cơ, trào lưu mang tính chất phản cảm, xấu độc. Bộ TT-TT phải phát triển sản phẩm công nghệ, điều phối các hoạt động này. Bây giờ cứ hậu kiểm thì không thể bảo vệ cộng đồng. Tất cả nội dung toàn khi dư luận lên tiếng rồi thì cơ quan truyền thông mới xóa tài khoản, hạ gỡ xuống, thì đã có bao nhiêu nghìn người xem và ảnh hưởng rồi", PGS. TS. Trần Thành Nam cho biết.

Quan trọng nhất vẫn là sự phòng ngừa, mà muốn phòng ngừa thì trước hết, nhận thức của chính người lớn về các mối rủi ro đối với trẻ em phải đầy đủ và thường xuyên được cập nhật. Ảnh: Tuyengiao.vn

Quan trọng nhất vẫn là sự phòng ngừa, mà muốn phòng ngừa thì trước hết, nhận thức của chính người lớn về các mối rủi ro đối với trẻ em phải đầy đủ và thường xuyên được cập nhật. Ảnh: Tuyengiao.vn

Bản tính của trẻ nhỏ là hiếu động, tò mò, ham khám phá trước những điều lạ lẫm xung quanh. Môi trường sống ngày càng thay đổi mau chóng, các nguy cơ rủi ro tai nạn với trẻ em lại càng đa dạng, phức tạp. Do vậy, quan trọng nhất vẫn là sự phòng ngừa, mà muốn phòng ngừa thì trước hết, nhận thức của chính người lớn về các mối rủi ro đối với trẻ em phải đầy đủ và thường xuyên được cập nhật.

Đây cũng góc nhìn của VOV Giao thông qua bài bình luận: “Tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em: Đừng để “mất bò mới lo làm chuồng”.

 

Một chiếc hố ga mất nắp trên đường - Không đơn giản chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà nếu không may trẻ em rơi xuống thì hậu quả sẽ khó lường.

Con mương thoát nước hay đường ống giếng khoan không được rào chắn cẩn thận đã từng khiến em nhỏ bất ngờ lọt xuống.

Các công trình xây dựng bỏ hoang không được bảo vệ, san lấp kịp thời sẽ trở thành "cái bẫy" với trẻ em.

Thậm chí tai nạn xảy ra với các em ở những nơi tưởng chừng rất an toàn như tại gia đình hay trường học khi lan can hành lang quá thấp, cổng trường hư hỏng xuống cấp hay từ cửa sổ chung cư thiếu rào chắn.

Những vụ tai nạn đáng tiếc đã xảy ra cho thấy, mối nguy hiểm với trẻ em trong môi trường sống hàng ngày luôn rình rập, có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Trong đó, có những tai nạn ở những nơi mà khi xảy ra rồi thì người lớn mới giật mình là bởi những sơ hở bình thường, một chút sơ suất, cẩu thả lại gây hậu quả nghiêm trọng, thậm chí là trả giá bằng mạng sống của những em nhỏ vô tội.

Vấn đề là tại sao những công trình tiềm ẩn nguy cơ tai nạn, những khu vực khiến trẻ em có thể gặp thương tích lại không được quản lý, rà soát, cảnh báo mà người lớn trong các trường hợp đều "mất bò mới lo làm chuồng"?

Câu trả lời nằm ở việc là từ trước đến nay chưa có quy định nào bắt buộc phải có những đơn vị đi kiểm tra cơ sở vật chất, thiết bị các công trình xây dựng, trong trường học, trên đường giao thông hay tại chính các công trình dân dụng để chỉ ra những nguy cơ tai nạn tiềm ẩn với trẻ em. Đến khi có tai nạn xảy ra thì... chuyện đã rồi.

Trong khi đó, công tác quản lý, giám sát khu vực thi công, công trường đang thi công của nhiều nhà thầu còn lỏng lẻo, cẩu thả nên tồn tại nhiều rủi ro mà trẻ em thì không có khả năng nhận biết để phòng tránh những chướng ngại vật, hố ga, bê tông cốt thép gây nguy hiểm.

Cho nên, để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ em, trách nhiệm của chính quyền địa phương, của những đơn vị thi công và sự giám sát của người dân xung quanh cần đặt lên trên hết. Các quy định về đặt biển báo, hàng rào, người bảo vệ 24/24 tại các công trường đang thi công cần được thực hiện nghiêm túc và có biện pháp xử lý kịp thời nếu không tuân thủ. Đặc biệt, trong những ngày Tết Nguyên Đán tới đây, khi các công trường dừng nghỉ thi công còn trẻ em được nghỉ học dài ngày thì nguy cơ tai nạn thương tích càng cao hơn.

Không chỉ chưa thực sự quan tâm đúng mức tới việc đảm bảo môi trường sống an toàn cho trẻ em, còn một thiếu sót nữa là người lớn chưa trang bị hoặc trang bị chưa đủ kỹ năng sống an toàn cho trẻ, đặc biệt là kỹ năng nhận biết nguy hiểm để phòng tránh. Bởi chỉ khi có khả năng nhận biết những chỗ nào gây nguy hiểm thì các em mới không dám đến gần. Còn nếu không, với tính cách tò mò, hiếu động của các em thì các tai nạn đáng tiếc là điều khó tránh khỏi.

Để có thể phòng ngừa tai nạn cho các em, đã đến lúc gia đình, nhà trường cần nhanh chóng có những biện pháp, cách giáo dục, hướng dẫn các em nhỏ kiến thức, kinh nghiệm sống, cách nhận biết những nguy hiểm tiềm ẩn đang trực chờ. Đưa ra các ví dụ cụ thể để các em biết cách bảo đảm an toàn trong sinh hoạt hàng ngày, ở nơi công cộng, ở nơi đang thi công...

Không chỉ các em mà ngay các bậc cha mẹ và những người chăm sóc trẻ em cũng cần được nâng cao kiến thức bảo vệ trẻ em trước các mối hiểm họa xung quanh. Thực tế, nhiều người còn tiếp cận hạn chế với các thông tin về an toàn phòng chống tai nạn thương tích nên khả năng nhận biết, ứng xử với các mối nguy này còn nhiều thiếu sót, cộng thêm với sự chủ quan, thậm chí nhầm lẫn quan niệm giữa việc quản lý nguy cơ mất an toàn với việc cho trẻ tự va vấp với môi trường để tự trưởng thành....nên vô tình không thấy được các nguy cơ tai nạn với trẻ.

Cùng với đó là những nguy cơ mới phát sinh do sự thay đổi môi trường sống như trong dịp Tết, trẻ em đi từ nơi quen thuộc ra chỗ lạ lẫm, từ nơi ít người ra chỗ đông người. Trong khi trẻ em thì thấy mới lạ mà người lớn lại sao nhãng, có khi người này ỉ có người kia trông nom càng làm gia tăng nguy cơ tai nạn có thể xảy đến với các em.

Để tạo nên một môi trường sống an toàn cho trẻ, có lẽ cần bắt đầu từ sự thay đổi nhận thức của người lớn, để mỗi người có tinh thần cảnh giác cao hơn và chủ động có các biện pháp bảo vệ các em hiệu quả hơn./.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet