TC mob 414x207
26
05/12/2022 06:00:00 AM

Tăng viện phí, cần đi kèm cơ chế giám sát để đảm bảo quyền lợi người bệnh

Bộ Y tế mới đây đưa ra Dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng giá dịch vụ chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh theo yêu cầu do cơ sở y tế công lập cung cấp. Tuy nhiên, hiện còn rất nhiều băn khoăn về Dự thảo này như cách tính đã hợp lý chưa hay sự công bằng, bình đẳng với người nghèo.

Trong đó, nhiều ý kiến cho rằng, cần cơ chế  kiểm soát để tính đúng, tính đủ cho các loại hình giá dịch vụ y tế, để bệnh nhân không phải trả thêm với các dịch vụ đáng ra họ được hưởng; thậm chí không bị dồn ép để chuyển từ thanh toán bằng BHYT sang theo yêu cầu.

Gia đình có cha mẹ già và con nhỏ hay đau ốm, chị Phan Thu Trang ở khu đô thị Linh Đàm, quận Hoàng Mai, Hà Nội rất lo lắng trước thông tin chi phí khám chữa bệnh chuẩn bị tăng: "Lo lắng đầu tiên là chi phí khám chữa bệnh sẽ tăng, rồi với việc tăng viện phí như vậy liệu có phải chi trả thêm những khoản đáng ra được hưởng trong bảo hiểm y tế hoặc các chi phí phát sinh không thể kiểm soát được. Còn với người không có bảo hiểm y tế thì với mức tăng như hiện nay, chi phí bị sẽ bị đội lên rất nhiều, vậy làm sao đểm kiểm soát".

Theo Dự thảo của Bộ Y tế, dịch vụ khám bệnh theo yêu cầu (chưa kể các dịch vụ chiếu, chụp, chẩn đoán, xét nghiệm và các thủ thuật) ở bệnh viện hạng đặc biệt, hạng 1 là tối đa 300 nghìn đồng/lần khám. Giá giường nằm tại phòng điều trị theo yêu cầu (chưa bao gồm tiền thuốc, các dịch vụ kỹ thuật y tế) tối đa 3 triệu đồng một ngày với bệnh viện hạng đặc biệt, hạng một, mỗi phòng một giường.

Cùng hạng bệnh viện này, nếu phòng có hai giường giá 2,5 triệu đồng/giường; phòng 3 giường giá 1,5 triệu đồng/giường, phòng 4 giường giá 1,3 triệu đồng/giường. Các cơ sở y tế khác tại Hà Nội, TPHCM, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ, giá giường nằm tối đa 2 triệu đồng/giường.

Việc tăng viện phí sẽ không ảnh hưởng nhiều tới người dân vì đã có BHYT và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhưng người dân, nhất là người nghèo, vẫn 'đứng ngồi không yên' (Ảnh: TTXVN)

Việc tăng viện phí sẽ không ảnh hưởng nhiều tới người dân vì đã có BHYT và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhưng người dân, nhất là người nghèo, vẫn "đứng ngồi không yên" (Ảnh: TTXVN)

Với mức tăng này, nhiều gia đình có người thân đang trong quá trị điều trị lâu dài không tránh khỏi nỗi lo về gánh nặng viện phí, phụ phí cho người bệnh.

Mặc dù Bộ Y tế cho rằng, việc tăng viện phí sẽ không ảnh hưởng nhiều tới người dân vì đã có BHYT và các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhưng người dân, nhất là người nghèo, vẫn "đứng ngồi không yên".

Vì thế, theo TS Ngô Thị Ngọc Anh, Nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và Phát triển cộng đồng, mong mỏi lớn nhất của người dân là các chi phí được kiểm soát tốt để người dân vơi bớt nỗi lo:

"Bộ Y tế đang đề xuất tăng mức viện phí lên cao so với mức thu hiện nay, đây là sự quan ngại rất lớn với cả người không có BHYT và cả những người có bảo hiểm y tế, trong khi công tác giám sát còn mang tính hình thức. Việc kiểm tra, giám sát phải làm sao tìm được những hiểu biết, có năng lực kiểm tra, giám sát, hiểu biết về chính sách pháp luật của Nhà nước, hiểu biết các quy định của Bộ Y tế, về bảo hiểm y tế để kiểm tra, giám sát có hiệu quả".

PGS.TS Nguyễn Đức Lộc, Viện trưởng Viện nghiên cứu Đời sống xã hội nhận định, khi tăng viện phí, cần có giải pháp làm sao để hạn chế những tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, đảm bảo tối đa quyền lợi cho người dân. Song song với đề xuất tăng giá dịch vụ y tế cần đưa ra các cơ chế để giám sát phù hợp thì sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ của người dân:

"Về định chế cần rạch ròi để các bệnh viện lựa chọn hình thức phù hợp và tuân theo quy định. Thứ hai là tính công khai, minh bạch, cung cấp đầy đủ thông tin cho người dân lựa chọn, chứ nhiều người ít mối quan tâm, khi có bệnh mới biết và gánh áp lực lớn về kinh tế. Người dân khó tiếp cận chính sách y tế khi người nghèo lại bệnh nặng và phải chi trả nhiều chi phí".

Việc tính đúng, tính đủ các loại hình giá dịch vụ y tế đương nhiên phải làm rõ ràng, minh bạch. Đây là nguyên tắc để tránh lạm dụng và làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh (Ảnh: TTXVN)

Việc tính đúng, tính đủ các loại hình giá dịch vụ y tế đương nhiên phải làm rõ ràng, minh bạch. Đây là nguyên tắc để tránh lạm dụng và làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh (Ảnh: TTXVN)

Chia sẻ quan điểm này, TS Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông, cũng cho rằng, khi điều chỉnh theo hướng tăng giá các dịch vụ y tế thì song hành là cơ chế giám sát cụ thể, mặt khác, cần minh bạch để người bệnh nắm được đầy đủ thông tin làm căn cứ để phản ánh, khiếu nại khi cần thiết, không để tình trạng mỗi nơi một giá hoặc điều kiện vật chất, dịch vụ chưa tương xứng với giá mà bệnh viện quy định.

TS Nguyễn Quang Đồng nhấn mạnh vai trò của công tác thanh tra, kiểm tra để thực hiện hiệu quả quá trình giám sát: "Tăng cường công cụ thanh tra, kiểm tra của các bên, có cơ chế để người dân phản ánh tới cả ngành y tế và ngành tài chính.

Đồng thời xác định những nơi, những thời điểm nào có nguy cơ rủi ro, có khả năng xảy ra sai sót thì tăng cường thanh tra, kiểm tra. Phải tăng cường vai trò của cơ quan thanh tra y tế, tài chính và bảo hiểm để đảm bảo cơ chế giám sát thực hiện đúng giá dịch vụ".

Bàn về cơ chế kiểm soát giá để bảo vệ quyền lợi của người dân, ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban xã hội của Quốc hội cho rằng việc tính đúng, tính đủ các loại hình giá dịch vụ y tế đương nhiên phải làm rõ ràng, minh bạch. Đây là nguyên tắc để tránh lạm dụng và làm gia tăng chi phí khám chữa bệnh: "Quá trình tính đúng, tính đủ chi phí khám chữa bệnh đòi hỏi phải công khai, minh bạch, phải đảm bảo nguyên tắc, cơ chế kiểm soát rất chặt chẽ, tránh tình trạng trục lợi, để người bệnh không phải chịu những chi phí không hợp lý.

Mục tiêu là khi khám chữa bệnh, người dân được trả chi phí hợp lý, không chịu tác động bởi các yếu tố trục lợi, để người dân có đủ khả năng chi trả, giảm việc chi tiền túi của người dân nhưng cũng cân đối quỹ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe nhân dân tốt nhất".

Nhiều ý kiến cũng cho rằng, tăng giá dịch vụ y tế khi được tính đúng, tính đủ và cơ chế kiểm soát công khai, minh bạch thì người dân đóng BHYT sẽ biết mình được hưởng ở mức nào và an tâm hưởng mức đó; còn giá cả có thay đổi kèm theo chất lượng cao hơn, phải đóng thêm tiền thì người bệnh cũng vui vẻ chấp nhận.

Bộ Y tế cần có những quy định để điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo chi cho người bệnh lại không có tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế để tăng thu (Ảnh: TTXVN)

Bộ Y tế cần có những quy định để điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo chi cho người bệnh lại không có tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế để tăng thu (Ảnh: TTXVN)

Việc tăng giá dịch vụ y tế sắp tới đây có thể gây nên tác động kép. Để khi tăng giá dịch vụ y tế không làm tăng gánh nặng cho người dân nhưng tháo gỡ được khó khăn cho các bệnh viện thì Bộ Y tế cần có những quy định để điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo chi cho người bệnh lại không có tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế để tăng thu.

Điều này chỉ có thể đạt được với "Cơ chế kiểm soát để bảo vệ quyền lợi của người bệnh"

 

Dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh là dịch vụ đặc biệt, người bệnh không có quyền thỏa thuận trả giá. Do đó, ngay khi có thông tin về việc tăng giá dịch vụ y tế thì ngay lập tức đã có những ý kiến cho rằng, cần phải tăng cường kiểm soát chặt chẽ các chỉ định xét nghiệm, kê đơn thuốc, hạn chế tình trạng kê các loại thuốc hỗ trợ, các chỉ định xét nghiệm tràn lan, không cần thiết để giảm chi phí cho người bệnh.

Đây là yêu cầu đúng đắn và cấp thiết và không phải đến bây giờ mới được nhắc đến. Bởi tình trạng lạm dụng xét nghiệm, kê đơn thuốc vô tội vạ với những loại thuốc giá "cắt cổ" để bác sỹ lấy "hoa hồng" đã tồn tại từ lâu, vấn đề ở chỗ, các bệnh viện có kiểm soát được hay không.

Trong khi đó, Bộ Y tế có thể có quá nhiều các dịch vụ y tế nên cần phải có những quy định để điều chỉnh sao cho vừa đảm bảo chi cho người bệnh lại không có tình trạng lạm dụng dịch vụ y tế để tăng thu.

Vì vậy, Bộ Y tế cần ban hành quy chuẩn trong khám chữa bệnh, có thể quy định tối đa một ngày khám được bao nhiêu người bệnh/bàn khám, tối đa bao nhiêu ca siêu âm, xét nghiệm/máy để bảo đảm chất lượng khám chữa bệnh. Về phía cơ quan bảo hiểm xã hội, cũng cần tiếp tục giám sát chặt chẽ việc bệnh viện thu tiền của người bệnh.

Người dân luôn trông chờ một cơ chế giám sát thường xuyên, nghiêm ngặt, minh bạch đối với ngành y tế để tránh những tiêu cực, lạm dụng phát sinh (Ảnh: Báo Nhân dân)

Người dân luôn trông chờ một cơ chế giám sát thường xuyên, nghiêm ngặt, minh bạch đối với ngành y tế để tránh những tiêu cực, lạm dụng phát sinh (Ảnh: Báo Nhân dân)

Mặt khác, người bệnh cần cập nhật thông tin, nắm được các quy định để bảo vệ quyền lợi của mình. Người bệnh lưu ý, trong phần thanh toán của bênh viện khi ra viện có hai mục: mục BHYT chi trả và mục ngoài phạm vi BHYT người bệnh phải chi trả.

Nếu đối chiếu thấy các khoản bệnh nhân phải chi trả mà trùng danh mục BHYT đã chi trả tức là bệnh viện thu sai. Và các bệnh viện cần công khai treo danh mục các dịch vụ thuộc thanh toán của BHYT để người bệnh theo dõi.

Người dân, đặc biệt là dân nghèo, lâu nay có cảm giác sợ vào bệnh viện vì hàng loạt những hệ luỵ phát sinh khi họ không may phải vào bệnh viện để khám, chữa bệnh. Mặc dù mục đích tăng viện phí để góp phần nâng cao hơn chất lượng khám, chữa bệnh.

Song, người dân luôn trông chờ một cơ chế giám sát thường xuyên, nghiêm ngặt, minh bạch đối với ngành y tế để tránh những tiêu cực, lạm dụng phát sinh.

Các chuyên gia y tế cho rằng để giải quyết các vấn đề này, rất cần những quy định pháp lý về tài chính y tế rõ ràng, minh bạch hơn để tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho sự vận hành minh bạch của hệ thống y tế.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Với người Việt, việc ăn thịt chó mèo hay nuôi chó mèo để giết thịt là chuyện hết sức bình thường từ xưa tới nay, và có thể nói rằng với lịch sử ẩm thực của người Việt, thịt chó mèo như một phần nét văn hóa ẩm thực… Nhưng rồi thói quen nào cũng sẽ thay đổi cùng với thời gian và nhận thức.
Nuôi con gì? Ăn con gì?
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Tối 12/4, nhiều tài xế phản ánh đến đường dây nóng của VOV Giao thông về việc một số nút giao lớn trên cao tốc Phan Thiết – Dầu Giây tối om, khiến tầm nhìn bị sụt giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc tham gia lưu thông trên tuyến này.
Chưa thanh toán, cắt điện: Cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây mất an toàn
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Vấn đề thiếu đội ngũ giáo viên hay cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất có thể từng bước được khắc phục. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất thì điều quyết định là ở tư duy, nhận thức về môn học này.
Đừng bỏ qua giai đoạn "vàng" phát triển thể chất
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
Mới đây Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị đã có văn bản gửi Bộ GTVT, Cục Đường bộ VN đề nghị không cấm xe khách trên 30 chỗ, xe tải nặng từ 6 trục trở lên đi vào cao tốc Cam Lộ - La Sơn.
Phân luồng lại cao tốc Cam Lộ - La Sơn: Căn cứ khoa học hay rủi ro bị “đẩy” cho địa phương
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet