popa
popa
26
18/01/2023 04:15:00 PM

Tết an toàn: Việc không của riêng ai

Bên cạnh cần nhiều giải pháp để đảm bảo an toàn đi lại cho người dân trong dịp Tết, công tác phòng chống dịch cũng cần được siết chặt, để tránh nguy cơ bùng phát dịch trở lại, khi mà các biến thể COVID-19 mới nguy hiểm, đang lây xuất hiện ở nhiều nước.

 

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) đã có kế hoạch chỉ đạo lực lượng CSGT toàn quốc mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT), trật tự xã hội dịp Tết Nguyên đán Quý Mão và các Lễ hội đầu Xuân 2023.

Mục tiêu của kế hoạch đặt ra nhằm bảo đảm TTATGT đường bộ, đường sắt và đường thủy; kịp thời phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và tập trung xử lý từ gốc các hành vi vi phạm là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tai nạn giao thông (TNGT), nhất là các vụ TNGT đặc biệt nghiêm trọng; phòng ngừa, làm giảm ùn tắc giao thông; ngăn chặn và xử lý nghiêm các vụ tụ tập gây rối trật tự công cộng, đua xe trái phép, phục vụ nhu cầu đi lại, vui chơi, lễ hội, vận tải hành khách, hàng hóa của nhân dân.

Tại TP.HCM, dự báo Tết Nguyên đán năm nay, nhu cầu đi lại của người dân sẽ tăng cao so với năm 2022. Do các bến xe, nhà ga, sân bay…đã chuẩn bị nhiều phương án để đáp ứng như cầu của người dân. Sở GTVT cũng đã có kế hoạch phối hợp với các bến xe bảo đảm đủ phương tiện, giá vé niêm yết đúng quy định. Với ngành đường sắt, vé tàu Tết Quý Mão 2023 hiện vẫn còn khoảng 28.000 chỗ.

Trong đó, giai đoạn trước Tết chiều từ TP.HCM đi Hà Nội còn khoảng 2.000 chỗ. Vé đi Quảng Ngãi còn các ngày 20, 21/1/2023 (ngày 29, 30 tháng Chạp). Riêng ngày 21/1/2023 còn vé đi tất cả các ga, các ngày khác còn chủ yếu là ghế phụ. Giai đoạn sau Tết chiều từ Hà Nội đi TP.HCM còn khoảng 26.000 chỗ, chủ yếu là vé đi tàu từ ngày 23/1 đến 25/1 và từ ngày 30/1 đến ngày 5/2/2023 (tức ngày 1 đến 4 và từ ngày 9 đến 15 tháng Giêng năm Quý Mão).

Ông Thái Văn Truyền (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn) thông tin thêm: “Năm nay, tổng số chỗ chúng tôi cung ứng là khoảng 176.000 vé, cho cả chiều trước Tết và sau Tết. So với Tết của 2022 thì tăng khoảng 67.000 vé. Với tình hình dịch bệnh đã kiểm soát tốt, năm nay, chúng tôi dự kiến số lượng hành khách sẽ đạt khoảng 70% so với trước dịch. Cho nên, chúng tôi đã chuẩn bị đầy đủ về toa xe, về nhân lực để đảm bảo một cái Tết an toàn và đáp ứng được đủ nhu cầu của bà con được về quê.”.

Dự báo, Tân Sơn Nhất sẽ khai thác gần 27.000 chuyến bay, với sản lượng hành khách vào khoảng hơn 3,85 triệu lượt. Ảnh: VOV

Dự báo, Tân Sơn Nhất sẽ khai thác gần 27.000 chuyến bay, với sản lượng hành khách vào khoảng hơn 3,85 triệu lượt. Ảnh: VOV

Sân bay Tân Sơn Nhất Tết Nguyên đán năm nay cũng được xem là “điểm nóng” nhu cầu đi lại của người dân. Dự báo sẽ khai thác gần 27.000 chuyến bay, với sản lượng hành khách vào khoảng hơn 3,85 triệu lượt.

Ông Nguyễn Nam Tiến (Phó Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất) cho biết, nhằm đảm bảo trật tự và giảm ùn tắc giao thông tại sân bay Tân Sơn Nhất, lực lượng sân bay đã thực hiện nhiều giải pháp. Trong đó có việc tăng cường chuyến bay, bố trí bãi đậu xe tạm, điều tiết giao thông trong và ngoài sân bay, cũng như đảm bảo công tác phòng chống dịch…

“Cảng đã có biện pháp phối hợp với các đơn vị, đặc biệt là giao thông trong khu vực, tình trạng này hiện nay đang tăng dần cho đến Tết. Ngoài việc phía ngoài có phối hợp với Cảnh sát giao thông, Thanh tra giao thông, chúng tôi liên tục bố trí người, tăng cường người trong những giờ cao điểm để cho khách đến đi thuận tiện nhất.

Hiện nay, chúng tôi thêm một số hãng taxi, xe hợp đồng, xe công nghệ để đưa đón bà con trong dịp Tết này. Ngoài ra, xe buýt công cộng cũng tăng tầng xuất trong dịp tết nay. Nhưng vẫn phải đáp ứng được tiêu chuẩn phòng chống dịch của Việt Nam, cũng như Thế giới", ông Tiến cho biết.

Theo Phòng cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt (PC08) Công an TP.HCM giao thông tết nóng nhất vẫn là khu vực Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất. Hiện Phòng PC08 đã phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập Tổ phản ứng nhanh để xử lý ùn tắc và các sự cố về giao thông quanh khu vực sân bay.

Ngoài ra, CSGT TP.HCM cũng sẽ tăng cường 100% quân số để đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn, bố trí lực lượng phân luồng tại khu vực tổ bắn pháo hoa đêm Giao thừa, cũng như các điểm tổ chức hoạt động nghệ thuật, lễ hội trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Thượng tá Nguyễn Văn Bình (Phó trường Phòng cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt Công an TP.HCM) thông tin. “Ngoài việc tuần tra kiểm soát, chỉ huy điều khiển giao thông thì chúng tôi còn phối hợp với trung tâm hầm, Sở GTVT, trong công tác quan sát các hệ thống camera giám sát trên địa bàn thành phố, cũng như ứng dụng cái Viber trên các nhóm phản ánh nhanh trên địa bàn thành phố.

Ngoài ra còn tiếp nhận các thông tin của VOV, cũng như điện thoại của người dân cung cấp thì chúng tôi sẽ triển khai đến các vị trí mà có xảy ra vấn đề ùn tắc giao thông và cái việc ùn tắc giao thông cũng như tai nạn giao thông phải được xử lý kịp thời, nhanh chóng.”.

Ngoài đảm bảo đi lại cho người dân, dịp này, các hoạt động phòng chống dịch COVID-19 dịp Tết Nguyên đán và lễ hội năm 2023 cũng được TP.HCM tăng cường giám sát chặt chẽ. Ngành y tế TP sẵn sàng kịch bản trong tình huống xuất hiện biến thể phụ mới lây lan nhanh, gây bệnh nặng để chủ động ứng phó hiệu quả từ cửa khẩu đến cộng đồng. Đồng thời, tiếp tục duy trì Bệnh viện dã chiến số 13 và sẽ kích hoạt trong vòng 24 giờ khi tình hình dịch COVID-19 có diễn tiến xấu..

Bà Lê Hồng Nga (Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM) cho biết, thành phố sẽ thực hiện tiêm phòng COVID-19 kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão: “Về mặt kiểm dịch, ở tại cửa khẩu, chúng ta tăng cường giám sát đối với các hành khách đến từ các Quốc gia, vùng lãnh thổ đang có dịch Covid-19, cũng như tăng cường truyền thông tại cửa khẩu bằng nhiều thứ tiếng để hành khách đến để có thể tự biết và chủ động phòng chống dịch theo quy định của nhà nước Việt Nam. Trong cộng đồng của chúng ta thì tất cả hệ thống giám sát vẫn được duy trì để khi mà có 1 dấu hiệu cảnh báo nào thì chúng ta có thể đáp ứng kịp thời”.

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 cũng đã yêu cầu các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão 2023 và Chỉ thị số 22 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 38 của Chính phủ ban hành Chương trình phòng, chống dịch COVID-19.

Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Ảnh: Chinhphu.vn

Tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm. Ảnh: Chinhphu.vn

Ăn Tết an toàn – việc không của riêng ai

Chưa đầy 1 tuần nữa là khép lại năm Nhâm Dần 2022 nhiều biến động. Hơn 90 triệu người dân Việt Nam đang tất bật chuẩn bị cho một trong những đợt di dân lớn nhất trong năm với nhiều lo toan, bề bộn. Và giống như nhiều cái Tết khác, yếu tố an toàn một lần nữa được xem là nhiệm vụ chung của toàn xã hội.

So với mọi năm, tình hình đi lại dịp Tết năm nay có phần dễ thở hơn bởi phần lớn công nhân, người lao động đã về quê rải rác từ trước. Không chỉ vậy, nhiều tuyến đường cao tốc được xây mới, nhiều tuyến quốc lộ được duy tu, chỉnh trang…cơ bản giúp cho đường về quê ăn tết được thuận lợi.

Tuy vậy, khu vực phía Nam vẫn còn đó những điểm nóng như cao tốc TP.HCM Long Thành Dầu Giây, Quốc lộ 1 (qua tỉnh Đồng Nai, Bình Thận), Quốc lộ 20, cầu Rạch Miễu, ngã 3 An Thái Trung, cầu Mỹ Thuận…rất cần sự tập trung phối hợp xử lý tích cực của các bên liên quan.

Sự mở cửa và nới lỏng các biện pháp phòng dịch của quốc gia láng giềng Trung Quốc trùng với giai đoạn cao điểm đi lại cuối năm đã đặt nước ta trước thử thách tái bùng phát dịch Covid 19. Sự xuất hiện của biến chủng XBB với độc tính và mức độ lây lan nhanh một lần nữa nhắc nhờ toàn xã hội về việc không được chủ quan trước dịch bệnh.

Sau vụ nhiều vụ ngộ độc thực phẩm, tai nạn lao động, tai nạn thương tích xảy ra gần đây thì vấn đề đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế các vụ việc đau lòng thời điểm trước trong và sau Tết cần phải được duy trì, đảm bảo hiệu quả chứ không dừng lại ở việc hô hào, khẩu hiệu.

Đảm bảo an toàn giao thông, an toàn dịch bệnh, an toàn vệ sinh thực phẩm, an ninh trật tự…là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Song sự hợp tác và ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình mới chính là yếu tố tiên quyết giúp cho cái Tết Quý Mão 2023 thực sự được an toàn, hạnh phúc.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Xã hội
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Thời gian qua, một vài đô thị ở khu vực ĐBSCL đối mặt với tình trạng rác thải ùn ứ, gây ô nhiễm môi trường. Điều đáng nói, điểm chung của sự cố này xuất phát từ khâu bất cập trong công tác thu gom.
ĐBSCL: Nhiều bất cập trong việc thu gom rác
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Kể từ trước Tết Nguyên Đán, thông tin về việc các bên đưa vào khai thác tuyến hải trình từ TP.HCM - Côn Đảo nhận được sự quan tâm của người dân lẫn du khách. Tuy nhiên, đến nay dù rất nhiều lần điều chỉnh song vẫn chưa biết chính xác ngày giờ tuyến hành trình từ bờ ra đảo này chính thức hoạt động.
Hải trình Sài Gòn - Côn Đảo trì hoãn đến bao giờ?
Hãy quản, chứ đừng cấm
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Dù cơ quan quản lý nhiều lần thay đổi, hoặc đề ra nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ hơn đối với loại hình xe hợp đồng cá nhân, khai thác như tuyến cố định, còn gọi là hợp đồng trá hình, nhưng vẫn chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.
Hãy quản, chứ đừng cấm
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
Từ khi Bộ Công an đẩy mạnh chuyên đề xử lý vi phạm nồng độ cồn khi điều khiển phương tiện cơ giới, hàng trăm nghìn trường hợp vi phạm đã bị xử lý. Hầu hết người tham gia giao thông đều đồng tình với việc xử lý vi phạm nồng độ cồn từ mức không.
Trạm đo nồng độ cồn miễn phí: Hữu ích, nhưng cần thí điểm?
34
Xem nhiều nhất
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?
Lại sốt đất khắp nơi, làm sao để ngăn chặn?

Sau tết, đặc biệt từ đầu tháng 3 trở lại đây, cơn sốt đất nền, đất vườn không chỉ diễn ra ở vùng ven các thành phố lớn mà còn lan rộng ra nhiều địa phương trên cả nước, bởi các thông tin về quy hoạch đô thị được công bố và nhiều dự án hạ tầng giao thông sẽ được triển khai trong giai đoạn 2021-2025.

35
35
36
37
37
chi tiet