TC mob 414x207
26
13/09/2023 08:59:52 PM

Văn hóa Kẻ - Thăng Long xưa (Phần 2)

VOVGT-Công cuộc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội là một hành trình dài, cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người

Các làng Kẻ đều có mối quan hệ rất mật thiết với kinh thành Thăng Long

Nghe nội dung chi tiết tại đây:

Với vị trí địa lý bao quanh kinh thành Thăng Long, với dân cư và đời sống văn hóa tinh thần phong phú, văn hóa của những vùng kẻ từ đời Lý- Trần- Lê và đến Hà Nội thời Nguyễn có giá trị rất đặc biệt, không chỉ bổ sung và góp phần tạo ra văn hóa kinh đô, mà còn có ảnh hưởng mọi mặt đến tính cách, lối sống, đời sống sinh hoạt và con người Thăng Long – Hà Nội.

Xuyên suốt quá trình lịch sử tồn tại và phát triển, văn hóa Thăng Long – Hà Nội, tâm thức Hà Nội được hội tụ, kết tinh, chắt lọc những tinh hoa văn hóa từ chính đời sống văn hóa của người dân Hà Nội Hàng và Hà Nội Kẻ.

Có thể dễ dàng tìm thấy sự ảnh hưởng và giao thoa văn hóa từ Hà Nội Kẻ qua những lễ hội, sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật ẩm thực, trò chơi dân gian còn được gìn giữ cho đến ngày nay.

“Các làng Kẻ này có mối quan hệ rất mật thiết với kinh thành Thăng Long, hàng ngày họ mang hàng hóa sản xuất vào kinh thành bán và mua hàng hóa từ kinh thành về dùng nên có mqh mật thiết và ảnh hưởng với nhau. Sau này mới tìm ra ảnh hưởng của các vùng kẻ với kinh thành là rất lớn, ảnh hưởng về văn hóa, lễ hội , ẩm thực, trò chơi, bơi thuyền, vật, võ,.. Tất cả các cái đó ảnh hưởng rất lớn đến tính cách, lối sống, của kinh thành Thăng Long, thì đó là đặc điểm rất riêng của vùng Kẻ đối với Thăng Long xưa và Hà Nội nay.

Ví dụ, tác động của ẩm thực của vùng Kẻ đối với Thăng Long, ở Thăng Long xưa có 1 vùng Kẻ rất nổi tiếng đó là ở làng Lủ, nay thuộc Kim Giang, đó là 1 trong những vùng làm chả cá ngon nhất Thăng Long. Hay như cái bánh giò ở làng Đình Quán, Diễn bây giờ là 1 loại bánh giò đặc biệt, ko ở đâu có được, họ làm bằng loại gạo ngon nhất, họ dùng thịt thăn của con lợn, họ phi hành phải là hành củ tươi chứ ko phải hành khô.

Một cái ảnh hưởng khác đến ẩm thực Thăng Long đó là có 1 cuộc thi cỗ ở làng Kim Liên, hay xưa gọi là kẻ Kim Hoa, thì cứ vào ngày 25 tháng giêng, thì ở cái làng Kẻ Kim Hoa này có 1 cuộc thi cỗ rất đặc biệt. Nấu cỗ gồm có rất nhiều thứ, có tất cả các món rất ngon lành, nhưng có 1 món mà ko ở đâu có, mà sau này nó ảnh hưởng đến phong cách trình bày 1 mâm cỗ của dân kinh thành, đó là con gà.

Con gà này họ làm và rút xương, nhưng họ trình bày 1 con gà dưới rất nhiều các hình tượng khác nhau, như làm thành tượng Hai Bà Trưng, thánh gióng, trần hưng đạo..và con gà đặt trên mâm cỗ ấy. Mâm cỗ thi ở Kim Liên ko chỉ ngon về cách nấu mà còn sang về vật liệu chế biến cỗ mà nó còn là biểu hiện của việc trình bày 1 mâm cỗ như thế nào, thì rõ ràng là việc thi cỗ của làng Kim Liên xưa có từ rất xưa đã ảnh hưởng đến việc trình bày của 1 mâm cỗ của ng Thăng Long. Hoặc như những vùng khác rất nổi tiếng như bánh cuốn Thanh Trì, cốm Làng Vòng, xôi vò ở Tương Mai, đặc biệt ở Tương Mai còn có món ít ng biết là món bánh đúc, thì tất cả những ng đã từng ăn loại bánh đúc đó đều ko thể quên được.

Ảnh hưởng đến tính cách can trường của ng Thăng Long xưa cũng là do ảnh hưởng của vùng Kẻ tác động vào. Ví dụ như ở Mai động xưa có thi vật rất nổi tiếng, ở phường Xuân La bây giờ có bơi thuyền, ở Tây Tựu cũng có bơi chải, cộng với hội võ của làng Láng thượng.. tất cả những môn thể thao đó vừa là rèn luyện sức khỏe, vừa là rèn luyện đức tính dẻo dai, kiên trì của người dân vùng Kẻ.

Thì rõ ràng là các vùng Kẻ nó rất gần với kinh thành nên ảnh hưởng vào kinh thành nên các trò chơi, võ thuật mang tính dẻo dai, sức khỏe nó tác động lên ng dân kinh thành và làm cho ng dân kinh thành cũng có tính can trường ấy, và sau này ng ta tổng kết lại tính cách người Thăng Long cũng có đức tính can trường thì là do ảnh hưởng từ người dân vùng Kẻ chứ ko phải ở các vùng khác”.

Bến tàu sông Hồng, thương cảng sầm uất của Thăng Long - Kẻ Chợ (Ảnh: TL)

Sự tinh túy trong nghệ thuật ẩm thực Hà Thành xưa và nay luôn được đề cao. Nhưng đi tìm hiểu ngọn nguồn của sự tinh túy ấy, chúng ta sẽ được trở về với văn hóa của chính những vùng kẻ xưa. Bởi ẩm thực Thăng Long ngon và tinh tế, cầu kỳ đều phải bắt đầu từ việc phải được ăn no, ăn đủ rồi thì người Thăng Long mới nghĩ đến việc phải thay đổi, sáng tạo, thêm cái này, chế biến ra cái kia cho ngon hơn nữa, tinh tế hơn nữa…

Chính sự no đủ mới là cái gốc để người Thăng Long sáng tạo ra những món ăn ngon, dựa trên các món ăn đã có, và những món ăn đã có đó chính là những món ăn được sinh ra từ các vùng Kẻ, làng kẻ ven kinh thành.

Sự giao thoa, bổ sung, góp phần của văn hóa vùng Kẻ vào văn hóa Thăng Long – Hà Nội được thể hiện rõ nét trong nhiều lễ hội, sản vật của Thăng Long – Hà Nội còn được lưu giữ đến ngày nay. Tuy nhiên, quá trình bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa này lại là một câu chuyện dài và nhiều nuối tiếc. Một thính giả chia sẻ:

“Hà Nội có nhiều làng. Hà Nội cổ dạo trước có trung tâm là ngoại thành và 4 dãy phố tây.Ngoài ra những vùng ven thì chủ yếu làng là chính như làng Yên Phụ, làng Ngọc Hà, làng Thụy Khê, rồi là nhiều làng lắm, Cộng đồng làng xã nhiều lắm. nhưng đến bây giờ đô thị lớn rồi, tất cả làng bây giờ không còn những đặc sản đặc trưng.

Như làng Xuân Đỉnh bây giờ hầu như người trồng hồng xiêm ít lắm, đất cát giá trị người ta bán đi, người ta chuyển sang những công năng khác. Như làng Ngọc Hà bây giờ tìm hoa tươi không còn nữa. Làng làm giấy bây giờ cũng chỉ còn vài hộ vì bây giờ thành nhà thành cửa hết rồi. Đất đai còn lại rất ít những người yêu nghề truyền thống, họ không có thể hội nhập cái khác nên vẫn giữ nghề truyền thống. Đại đa số người ta bỏ hết rồi”.

Trước làn sóng đô thị hóa vô cùng mạnh mẽ, nhiều làng cổ hàng nghìn năm tuổi chỉ trong thời gian ngắn đã biến thành phố, thành phường và tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi về chất và lượng của các lễ hội, nghề và sản vật truyền thống ở các làng cổ này. Nhà báo Nguyễn Ngọc Tiến phân tích:

“Thực ra bởi vì các vùng kẻ này vẫn có kết cấu là làng, mặc dù vỏ là đô thị nhưng ruột vẫn là làng, vẫn có các họ vẫn kết nối với nhau, nhưng phương thức sản xuất thay đổi, không làm nông nghiệp nữa, người làng đều làm công nhân hoặc làm các nghề khác nên lễ hội đã phải thay đổi và cái ngày diễn ra lễ hội cũng không còn được như ngày xưa vì đất đai không còn khoảng trống, đặc biệt những vùng này có nhiều người dân địa phương khác đến sinh sống nên sự quan tâm đến lễ hội làng cũng chỉ mức độ thôi nên lễ hội cũng nhạt dần.

Cái thứ 2 là do điều kiện kinh tế, không còn tiền để khôi phục lại các tập tục xưa, lấy đâu ra tiền bạc để thi cỗ, thi xôi, lấy đâu ra những vùng từng làm các thức quà nổi tiếng như bánh giò bằng gạo tám đen, bánh cuốn ở vùng kẻ cót, chả cá ở vùng kẻ lủ. Thực ra thì cái đô thị hóa, cái đưa nó vào trong nội đô 1 cách vội vã, không tính đến bảo tồn và giữ gìn nên gần như là các tục lệ đẹp và văn hóa dân gian ở các vùng kẻ này gần như là mất”.

Kinh Tàu Hủ, Chợ Lớn năm 1886 (Ảnh: Emile Gsell)

Công cuộc bảo tồn và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội là một hành trình dài, cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Cuộc sống càng hiện đại, những giá trị truyền thống tốt đẹp càng dễ bị mai một, nhưng lại càng cần phải được đề cao. Đó là vấn đề nhiều mâu thuẫn nhưng phải tìm ra được tiếng nói chung, GS-TS Đinh Hồng hải – Giảng viên trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn chia sẻ quan điểm của mình:

“Theo tôi, những văn hóa vùng ven đô là 1 đặc trưng của khu vực Thăng Long – Hà Nội. Chúng ta biết rằng trong 1 giai đoạn dài dường như là bỏ qua những giá trị của nó, chưa kể đến giai đoạn tiêu thổ kháng chiến, chúng ta cũng làm mất đi rất nhiều giá trị đó, rồi đến tốc độ đô thị hóa nhanh quá cũng làm ảnh hưởng đến khu vực ven đô này.

Sau giai đoạn chúng ta gần như bị phá vỡ thì gần đây đã có những tín hiệu rất tốt có ý thức khôi phục lại những giá trị văn hóa truyền thống đấy, tuy nhiên việc khôi phục lại cần có sự đóng góp ý kiến của các nhà khoa học và chuyên môn, vì nếu ko làm đúng cách thì ko những ko khôi phục được mà còn làm cho chính những giá trị đó còn mất đi thêm.

Ví dụ chính quyền tổ chức lễ hội, chương trình văn hóa, việc đó rất hoan nghênh nhưng cá nhân tôi thấy rằng những giá trị văn hóa nằm trong chính thành tố văn hóa đấy, chẳng hạn như hội làng ven đô trước đây rất là giản dị, nhưng rất vui nhưng bây giờ nó công thức hóa là lúc đầu có vài người lên phát biểu, rồi kéo co, thi đấu thể thao, ẩm thực rồi kết thúc. Nếu chúng ta cứ rập khuôn một công thức như thế thì lễ hội chẳng còn ý nghĩa gì nữa, ko khai thác được đặc trưng riêng của từng vùng miền nữa”.

Sự mai một các giá trị văn hóa vùng Kẻ của Thăng Long – Hà Nội hiện nay là hậu quả của quá trình thành phố chưa chú trọng đến vấn đề bảo tồn và để phát triển tự phát, cùng với đó là sự quy hoạch chưa đúng đắn đối với các đô thị làng cổ, khiến các vùng kẻ này phát triển lộn xộn, vừa không giữ được hình thái của làng cổ, vừa làm nhem nhuốc thêm cho khu vực nằm trong nội đô hiện nay.

Đó thực sự là những vấn đề khiến nhiều người dành tâm huyết cho giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long - Hà Nội xưa, đặc biệt là ở vùng Kẻ luôn trăn trở, nuối tiếc. Thừa nhận thực tế này, ông Đinh Trọng Ngọ, một thính giả cao tuổi cho biết:

“Qua thời gian nó mai một đi vì ng ta k chú trọng đến làng nghề nhưng gần đây, nhà nước, Đảng và chính phủ khôi phục lại những làng nghề ví dụ như làng Chuông là làng làm nón ở Hà Đông đi vào, làng Cót thì làm cốm... THế thì cái thay đổi của làng nghề là nó do thời gian và cơ chế thị trường có nhiều hàng nhanh , rẻ thì nó phát triển đáp ứng cho thị trường, có nhiều mặt hàng mới. nhưng với những ng có tuổi, ng ta vẫn coi trọng làng nghề, đó là một di sản văn hóa của dân tộc mình”.

39
300x385
300x385
31
32
33
Cuoi bai viet mobile
Phượt 360°
Văn hóa Kẻ - Thăng Long xưa (Phần 2)
Văn hóa Kẻ - Thăng Long xưa (Phần 2)
VOVGT-Công cuộc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội là một hành trình dài, cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người
Văn hóa Kẻ - Thăng Long xưa (Phần 2)
VOVGT-Công cuộc bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Thăng Long – Hà Nội là một hành trình dài, cần sự chung tay góp sức của tất cả mọi người
Văn hóa Kẻ - Thăng Long xưa (Phần 2)
Kẻ Chợ
Kẻ Chợ
VOVGT-Kẻ Chợ là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa, người dân tứ xứ đến định cư, đầu tiên để buôn bán và dần dần tụ họp theo phường nghề...
Kẻ Chợ
VOVGT-Kẻ Chợ là tên gọi khác của Thăng Long - Hà Nội xưa, người dân tứ xứ đến định cư, đầu tiên để buôn bán và dần dần tụ họp theo phường nghề...
Kẻ Chợ
Kẻ Chèm
Kẻ Chèm
VOVGT-Kẻ Chèm ngày xưa là một làng cổ, đây là một trong những làng còn giữ được nhiều truyến thống, tập tục xưa tiêu biểu của Thăng Long cho đến ngày nay.
Kẻ Chèm
VOVGT-Kẻ Chèm ngày xưa là một làng cổ, đây là một trong những làng còn giữ được nhiều truyến thống, tập tục xưa tiêu biểu của Thăng Long cho đến ngày nay.
Kẻ Chèm
Ấn tượng văn hóa đón tết của người Dao đỏ
Ấn tượng văn hóa đón tết của người Dao đỏ
VOVGT - Vốn có bản sắc văn hóa riêng biệt và độc đáo, nên Tết của người Dao đỏ mang nhiều nét đặc trưng cho đời sống văn hóa tinh thần.
Ấn tượng văn hóa đón tết của người Dao đỏ
VOVGT - Vốn có bản sắc văn hóa riêng biệt và độc đáo, nên Tết của người Dao đỏ mang nhiều nét đặc trưng cho đời sống văn hóa tinh thần.
Ấn tượng văn hóa đón tết của người Dao đỏ
34
35
35
36
37
37
chi tiet